
-
Khởi công tuyến cao tốc từ TP. Cà Mau đến Đất Mũi trước ngày 2/9/2025
-
Danh mục các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt
-
Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha
-
Phú Yên định hướng thu hút đầu tư vào 4 lĩnh vực -
Trình Thủ tướng phương án mở rộng cao tốc Yên Bái - Lào Cai vốn 7.668 tỷ đồng
![]() |
Với việc Mỹ đánh thuế đối ứng, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Ảnh: Đức Thanh |
Doanh nghiệp Mỹ chịu tổn thất nhiều hơn
Theo giới phân tích thương mại quốc tế, mức thuế quan “có đi có lại” mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố tương đương với việc xây dựng một bức tường thương mại gần 1.000 tỷ USD vây quanh nền kinh tế Mỹ.
Với cách tính hiện nay của chính quyền Tổng thống Trump, các công ty Mỹ sẽ gánh khoản phí phát sinh do các mức thuế quan mới là 654 tỷ USD/năm, theo Trade Partnership Worldwide. Con số này không bao gồm khoảng 300 tỷ USD thuế quan mà chính quyền Tổng thống Trump áp dụng theo Đạo luật Quyền hạn kinh tế khẩn cấp quốc tế và Mục 232, Đạo luật Mở rộng thương mại đối với thuế nhập khẩu thép, nhôm và ô tô.
Dựa theo chi phí thuế quan được thanh toán năm 2024, mỗi ngày, các công ty Mỹ phải gánh thêm khoản phí 1- 2 tỷ USD.
“Nếu các mức thuế quan được giữ nguyên, thì chúng ta sẽ thức dậy, với một nền kinh tế toàn cầu mới với một loạt chi phí khác hẳn so với những gì chúng ta đã biết trong nhiều thập kỷ qua”, ông Josh Teitelbaum, cố vấn cấp cao tại Công ty luật Akin, cựu Phó trợ lý Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ trong chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama nhận định.
“Mọi lĩnh vực, từ quần áo, giày dép, hàng tạp hóa, sản xuất chế tạo, sẽ đều bị ảnh hưởng. Thật khó để lường hết tác động”, ông Teitelbaum nói.
Với đòn thuế quan nặng nề đối với các nước châu Á, ngành công nghệ Mỹ sẽ vào tầm ngắm trả đũa của các nước và trở thành một trong những nạn nhân thuế quan. Chẳng hạn, trong số các “ông lớn” công nghệ Mỹ, Apple được dự đoán sẽ hứng chịu mức thiệt hại vượt dự tính do nắm giữ mạng lưới gia công chế tạo tại châu Á.
GS. Cesar Hidalgo từ Trường Kinh tế Toulouse (Pháp) cho rằng, các “ông lớn” công nghệ Mỹ, hiện đứng trước nguy cơ bị các đối tác thương mại nhắm đến để trả đũa thuế quan, đã đạt được thặng dư thương mại lớn với phần còn lại của thế giới với mức thặng dư tổng cộng 705 tỷ USD. Năm 2024, Mỹ đã xuất khẩu khoảng 2.000 tỷ USD hàng hóa vật chất và nhập khẩu khoảng 3.270 tỷ USD. Theo giá trị thực, những con số này đưa đến khoản thâm hụt thương mại khoảng 1.000 tỷ USD.
Tuy nhiên, trong một thời gian dài, Mỹ đã xuất khẩu các dịch vụ trực tuyến, điển hình là qua Netflix hoặc Facebook. “Chúng tôi ước tính, Mỹ được hưởng thặng dư thương mại ít nhất là 600 tỷ USD từ các sản phẩm kỹ thuật số”, GS. Hidalgo cho biết.
Dữ liệu mà GS. Hidalgo dẫn chứng cho thấy, riêng xuất khẩu quảng cáo kỹ thuật số và điện toán đám mây của Mỹ lần lượt chiếm khoảng 260 tỷ USD và 184 tỷ USD. Do đó, các nhà lãnh đạo thế giới coi công nghệ Mỹ là biện pháp trả đũa hợp lý.
Nhà phân tích logistics hàng đầu của BIMCO, ông Niels Rasmussen lưu ý, tuyên bố trả đũa từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ, như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, chắc chắn sẽ làm tăng chi phí thương mại toàn cầu và thị trường Mỹ phải chịu phần lớn chi phí đó.
“Doanh nghiệp Mỹ sẽ phải chịu thiệt hại nhiều hơn so với các doanh nghiệp và người tiêu dùng ở các quốc gia áp dụng trả đũa... Tại Mỹ, thuế quan có khả năng dẫn đến lạm phát tăng và kéo tăng trưởng kinh tế thấp hơn. Xét đến tầm quan trọng của nền kinh tế Mỹ, điều này có thể làm chậm lại tăng trưởng kinh tế toàn cầu”, ông Rasmussen nhận định.
Đồng quan điểm, ông Lior Ron, Giám đốc điều hành công ty logistics Uber Freight (Mỹ) đánh giá: “Những chính sách đó ảnh hưởng đến mạng lưới thương mại toàn cầu. Các đơn vị vận chuyển phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ các khu vực như EU, Ấn Độ, Thái Lan… đang đối mặt với những thách thức mới về tài chính và logistics”.
Đối với những nhà nhập khẩu nhỏ hơn, ông Andre Winters, nhà sáng lập Công ty tư vấn chuỗi cung ứng HudsonWinters cho rằng, họ có thể phải đối mặt với chi phí môi giới cao hơn do không thể điều hướng với tất cả các mức thuế quan khác nhau.
Ông Winters là một trong số những người hoài nghi về khả năng các công ty sẽ vội vàng đưa hoạt động sản xuất trở lại Mỹ. “Cuộc chiến thương mại này không phải là động lực để quay trở lại Mỹ”, ông Winters nhận định.
“Các công ty sẽ tìm đến các quốc gia khác bị áp dụng mức thuế quan thấp hơn. Nếu tôi phải trả thuế 40% ở Việt Nam và có thể là 20% ở một quốc gia khác, tôi sẽ đến đó, vì suy cho cùng, nó vẫn rẻ hơn so với việc quay trở lại Mỹ”, đại diện HudsonWinters nhấn mạnh.
Cánh cửa đàm phán vẫn mở
Sau công bố thuế đối ứng, Nhà Trắng đã ra tín hiệu rằng, họ không quan tâm đến các cuộc đàm phán nhanh chóng với các đối tác thương mại. Phát biểu trên đài CNBC vài giờ sau khi kế hoạch thuế đối ứng được công bố, Cố vấn thương mại hàng đầu của Tổng thống Trump, ông Peter Navarro cho rằng, thuế quan “không phải là một cuộc đàm phán”.


Tuy nhiên, Tổng thống Trump khẳng định vào cuối ngày 3/4 rằng, ông sẵn sàng đàm phán với các quốc gia khác về các mức thuế quan, nếu họ đưa ra “một điều gì đó phi thường”.
Các nhà phân tích của BMI, một công ty nghiên cứu đa quốc gia của Anh cho biết: “Chúng tôi vẫn nghĩ rằng, sẽ có chỗ cho đàm phán. Tác động tàn phá của thuế quan đối với nền kinh tế Mỹ sẽ thúc đẩy chính quyền Tổng thống Trump đàm phán giảm thuế quan để đổi lấy các nhượng bộ”.
Theo kế hoạch thuế đối ứng mà Mỹ công bố ngày 2/4, Việt Nam bị áp mức thuế 46%, một trong những mức thuế cao nhất trên toàn cầu. “Chúng tôi ước tính, việc thực hiện đầy đủ mức thuế này có thể kéo giảm hơn 3 điểm phần trăm so với dự báo hiện tại của chúng tôi là tăng trưởng 7,4% vào năm 2025”, các nhà phân tích BMI chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư.
Họ dự đoán, các sản phẩm may mặc, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, sẽ chứng kiến mức suy giảm đáng kể trong xuất khẩu do biên lợi nhuận thấp, độ nhạy cảm về giá cao và khả năng thay thế.
“Chúng tôi cũng dự đoán, sản phẩm điện tử, mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam, sẽ suy giảm vì các nhà sản xuất nước ngoài lớn có thể sẽ cắt giảm sản lượng trong bối cảnh nhu cầu của Mỹ tăng cao do thuế quan”, các nhà phân tích BMI cảnh báo.
Trong khi đó, bà Deepali Bhargava, Trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Tập đoàn tài chính ING) khuyến nghị, Việt Nam có thể tiếp tục đàm phán với Washington bằng cách đưa ra thêm các nhượng bộ, như giảm thuế nhập khẩu đối với một loạt hàng hóa, bao gồm ô tô, khí hóa lỏng và một số sản phẩm nông nghiệp.

-
Bức tường thuế quan của Mỹ và cơ hội đàm phán cho Việt Nam -
Phú Yên định hướng thu hút đầu tư vào 4 lĩnh vực -
Việt Nam sẽ tiếp tục là vị trí chiến lược để mở rộng sản xuất -
Trình Thủ tướng phương án mở rộng cao tốc Yên Bái - Lào Cai vốn 7.668 tỷ đồng -
Đề xuất bố trí vốn đầu tư tuyến đường 5.200 tỷ đồng kết nối TP.HCM với Long An -
Dòng đầu tư vào Việt Nam sẽ không bị cản bước -
Trà Vinh đầu tư Dự án tuyến đường hành lang ven biển, vốn hơn 388,478 triệu USD
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/4
-
2 Đề xuất bố trí vốn đầu tư tuyến đường 5.200 tỷ đồng kết nối TP.HCM với Long An
-
3 Dòng đầu tư vào Việt Nam sẽ không bị cản bước
-
4 TP.HCM tổ chức roadshow quốc tế để thông tin việc đầu tư các tuyến metro
-
5 Bộ Tài chính nêu quan điểm chọn nhà đầu tư cho cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển