Ca ghép gan giữa những người bị nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới được thực hiện thành công. (Ảnh: AFP) |
-
Thái Bình: 90% đề tài khoa học và công nghệ được ứng dụng vào thực tiễn -
Liveshow Dốc Mộng Mơ - Anh em kết đoàn 2025 ủng hộ 2 tỷ đồng xóa nhà tạm, dột nát -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ Vụn Art thực hiện ý tưởng khởi nghiệp mở quán café -
Đẩy nhanh xây dựng hồ sơ khoa học trình UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm -
Bến Tre tổ chức nhiều sự kiện nhân dịp 125 năm thành lập tỉnh (1/1/1900 - 1/1/2025) -
Dấu ấn Khu trưng bày thành tựu 80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam
Các bác sĩ thuộc trường Đại học John Hopkins của Mỹ vừa thực hiện thành công ca ghép gan giữa những người bị nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới. Giới y học hi vọng, kết quả này sẽ mở ra hi vọng mới giúp cứu sống nhiều bệnh nhân HIV thông qua việc cấy ghép nội tạng.
Phát biểu với báo giới, Giáo sư Dorry Segev thông báo, ca cấy ghép gan này đã được tiến hành cách đây 2 tuần và hiện sức khỏe của cả người cho gan và người được hiến tặng đang phục hồi tích cực.“Thực tế đã có danh sách khoảng 120.000 bệnh nhân HIV đang cần được cấy ghép gan, thận. Hàng trăm người bị tử vong trong khi trong thực tế có sự lãng phí rất lớn từ những bệnh nhân HIV muốn hiến tặng cơ quan nỗi tạng vẫn khỏe mạnh sau khi qua đời. Ca phẫu thuật cấy ghép này sẽ mở ra những cánh cửa hi vọng cho những bệnh nhân đang phải sống chung với căn bệnh thế kỷ này. Đây là những người luôn bị cái chết rình rập bởi các cơ quan nội tạng họ rất dễ bị tổn thương bởi virus HIV”, Giáo sư Dorry Segev cho biết.
Theo Giáo sư Giáo sư Dorry Segev, việc cho phép sử dụng nội tạng để cấy ghép của những bệnh nhân nhiễm HIV khác sẽ giúp cứu sống khoảng 1.000 người/năm. Ca cấy ghép nội tạng thành công trên là kết quả của Đạo luật Chính sách đồng đều về ghép tạng cho bênh nhân nhiễm HIV (HOPE ACT) được Tổng thống Mỹ Barack Obama ký ban hành hồi năm 2013. Qua đó mở đường cho việc cấy ghép nội tạng giữa những người bị nhiễm loại virus gây suy giảm hệ miễn dịch.
Trước đó, một số ca ghép thận giữa các bệnh nhân HIV đã được thực hiện tại Nam Phi. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất hiện này là các bác sỹ có thể phải đối mặt với việc những bộ phận cấy ghép này có thể khiến người nhận có nguy cơ cao, khi nhiễm phải một chủng HIV nguy hiểm hơn so với chủng HIV bản thân họ đã bị nhiễm./.
-
Bến Tre: Làng Hoa kiểng Chợ Lách nhộn nhịp vào Xuân -
Thái Bình: 90% đề tài khoa học và công nghệ được ứng dụng vào thực tiễn -
Hà Nội thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên tinh thần tự giác, tự nguyện -
Liveshow Dốc Mộng Mơ - Anh em kết đoàn 2025 ủng hộ 2 tỷ đồng xóa nhà tạm, dột nát -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ Vụn Art thực hiện ý tưởng khởi nghiệp mở quán café -
Đẩy nhanh xây dựng hồ sơ khoa học trình UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm -
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, bỏ quy đổi điểm 10 với chứng chỉ ngoại ngữ
- Ninja Van Việt Nam tài trợ 100% chi phí vận chuyển của dự án “Áo ấm cho em”
- Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi
- Dấu ấn Techcombank - Thương hiệu ngân hàng số 1 Việt Nam
- Mở bán thành công 30 căn nhà dãy mặt tiền phố khu dân cư Lộc An
- SeABank thông báo mời thầu
- Xuân Thiện xanh hóa tương lai