Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 12 tháng 09 năm 2024,
Cà Mau cần hỗ trợ trên 310 tỷ đồng phòng, chống hạn hán phục vụ sản xuất, sinh hoạt
Nguyệt Thanh - 23/03/2020 11:39
 
UBND tỉnh Cà Mau vừa có tờ trình trình Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính xin hỗ trợ kinh phí phòng, chống hạn hán phục vụ sản xuất, sinh hoạt năm 2019 – 2020.
Sự cố sụp lún đường giao thông Co Xáng – Cơi 5 – Đá Bạc xảy ra ngày 15/3/2020, gây chia cắt hoàn toàn giao thông trên tuyến.
Sự cố sụp lún đường giao thông Co Xáng – Cơi 5 – Đá Bạc xảy ra ngày 15/3/2020, gây chia cắt hoàn toàn giao thông trên tuyến

Theo đó, UBND tỉnh Cà Mau trình Bộ, ngành Trung ương hỗ trợ kinh phí phòng, chống hạn hán phục vụ sản xuất, sinh hoạt năm 2019 – 2020 hơn 311 tỷ đồng. Kinh phí này được sử dụng để chủ động trong việc tạo nguồn trữ ngọt nhằm phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do hạn hán gây ra cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt năm 2019 - 2020 và những năm tiếp theo.

Theo thống kê, rà soát, hiện nay ở Cà Mau mực nước trên hệ thông kênh trục, kênh câp I chỉ còn từ 0.3m - 0.5m; trong đó, một số kênh đã cạn nước, hệ thống kênh cấp II, cấp III đều đã khô cạn. Mực nước trên hệ thống kênh xuống thấp, thậm chí khô cạn dần đến mất phản áp, gây ra hiện tượng sụp lún, sạt lở lộ giao thông, đê biển, rò rỉ, xói đáy các cống ngăn mặn; trên 20.000 hộ gia đình thiếu nước sinh hoạt. 

Trên tuyến đê biển Tây đã bị sụp lún đoạn Đá Bạc - Kênh Mới với chiều dài 210m, một số vị trí còn lại xuất hiện tình trạng rạn nứt với tổng chiều dài trên 4km; xuất hiện tình trạng rò rỉ, xói đáy các cống ngăn mặn như: Kênh Xáng Mới, Rạch Cui, Rạch Ruộng, Trùm Thuật Nam, Kênh Mới, Công Nghiệp... Hiện nay, tình hình sụp lún đê biển, rò rỉ, xói đáy các cống vẫn đang diễn biến rất phức tạp, nguy cơ xâm nhập mặn vào vùng ngọt hóa là rất cao, nguy cơ phá vỡ quy hoạch, phá vỡ hệ sinh thái, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân vùng ngọt hóa thuộc huyện U Minh và Trần Văn Thời, đặc biệt đối với đoạn sụp lún đê biển Tây và những vị trí đang có nguy cơ sụp lún nếu không xử lý kịp thời, khi mùa mưa bão năm 2020 đến sẽ rất nguy hiểm, nguy cơ vỡ đê bất cứ lúc nào, thiệt hại sẽ còn nghiêm trọng hơn, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tài sản, sản xuất của nhân dân sống bên trong đê.

Theo nhận của các cơ quan chuyên môn về khí tượng thủy văn, trong thời gian tới, tình hình hạn hán, thiếu nước sẽ còn tiếp tục gây gắt hơn nên sẽ tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Trước tình hình trên, nhằm kịp thời triển khai các biện pháp khẩn cấp ứng phó với tình hình hạn hán và những ảnh hưởng do hạn hán gây ra, UBND tỉnh Cà Mau kính trình Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn, Bộ Tài chính xem xét, giải quyết.

Cà Mau phê duyệt kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm
Chủ tịch UBND tỉnh vừa thống nhất phê duyệt kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020 trên địa bàn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư