
-
Minh Việt Graduate Connections: Nơi chắp cánh cho giấc mơ du học cao học
-
TP.HCM: Sắp diễn ra giải đi bộ, chạy bộ “Tự hào thành phố tôi yêu”
-
Bác như lặng người trước biển đảo quê hương
-
Lãnh đạo Hà Nội Metro phản hồi về sự cố chảy nước điều hòa trên toa tàu
-
Hà Nội chủ động phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” -
TP.HCM tổ chức phiên giao dịch việc làm riêng cho công chức nghỉ việc khi tinh gọn bộ máy

Các hãng dược phẩm Nhật Bản đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình phát triển vắcxin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 nhằm cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài trong cuộc đua toàn cầu tìm kiếm các loại vắcxin hiệu quả.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, công ty dược phẩm sinh học Anges thông báo sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vắcxin DNA, dự kiến được công ty Takara Bio sản xuất vào đầu tháng 7 tới, với mục tiêu có thể sử dụng vắcxin này cho con người vào khoảng tháng 3/2021.
Trong khi đó, công ty Shionogi & Co. đặt mục tiêu ra mắt vắcxin protein tái tổ hợp để phòng bệnh COVID-19 vào mùa Thu năm 2021. Hiện Shionogi & Co. đang chuẩn bị để bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vào cuối năm nay. Công ty hy vọng sẽ sản xuất đủ vắcxin để cung cấp cho khoảng 10 triệu người.
Ngoài ra, Medicago - một công ty con ở Canada của hãng Mitsubishi Tanabe Pharma, đã xác nhận hiệu quả của một loại vắcxin có nguồn gốc thực vật trong quá trình thử nghiệm trên động vật và đang nỗ lực tung loại vắcxin này ra thị trường Canada vào năm 2022 sau khi tiến hành các thử nghiệm lâm sàng. Medicago đang xem xét xuất khẩu vắcxin này sang Nhật Bản. Công ty KM Biologics thuộc tập đoàn Meiji Holdings, cũng đang phát triển một loại vắcxin bất hoạt (không có mầm bệnh sống) và lên kế hoạch bắt đầu các thử nghiệm lâm sàng sớm nhất là vào mùa Xuân tới.
KM Biologics có kế hoạch hợp tác với Đại học Tokyo và Viện Các bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIID) để thử nghiệm trên động vật, với mục tiêu hoàn thành việc bào chế loại vắcxin này vào tháng 3 năm sau. Trong khi đó, hãng dược phẩm ID Pharma có trụ sở tại Tokyo cũng đang hợp tác với NIID để thúc đẩy các nghiên cứu vắcxin phòng ngừa COVID-19.
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Chính phủ Nhật Bản đã tạo điều kiện sản xuất đại trà vắcxin thông qua chương trình trợ cấp các hãng sản xuất dược phẩm. Tokyo hy vọng sẽ sản xuất đủ vắcxin phòng bệnh COVID-19 cho người dân ngay sau khi vắcxin đó được chứng minh an toàn và hiệu quả.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có khoảng 125 loại vaccin phòng ngừa COVID-19 đang được phát triển trên toàn cầu, trong đó 10 loại đang được thử nghiệm trên người.
Đối với thuốc điều trị COVID-19, nhiều hãng dược phẩm ở Nhật Bản đang nghiên cứu sử dụng các loại thuốc hiện có, trong đó có thuốc kháng virus Avigan (còn gọi là favipiravir) do công ty con của Tập đoàn Fujifilm Holdings sản xuất. Công ty Ono cũng dự định tiến hành thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra hiệu quả của thuốc điều trị viêm tụy mãn tính foipan (hay còn gọi là camifier). Trong khi đó, công ty dược phẩm Takeda, Nippon Shinyaku và PeptiDream cũng đã tiết lộ kế hoạch phát triển một loại thuốc điều trị mới cho các bệnh nhân COVID-19./.

-
Lãnh đạo Hà Nội Metro phản hồi về sự cố chảy nước điều hòa trên toa tàu -
Cả nước hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 2025 -
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Cả cuộc đời vì nước, vì dân -
Bức huyết thư gửi tới Bác Hồ của người tử tù chỉ huy biệt động Sài Gòn -
Hà Nội chủ động phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” -
Phong cách Bác Hồ - Phong cách nêu gương -
TP.HCM tổ chức phiên giao dịch việc làm riêng cho công chức nghỉ việc khi tinh gọn bộ máy
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt