Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 06 tháng 11 năm 2024,
Các nhà lãnh đạo EU chưa nhất trí được Kế hoạch phục hồi trị giá 1.800 tỷ euro
Anh Ngọc - 20/11/2020 09:47
 
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết các bên đã đạt được đồng thuận về ngân sách chung nhưng chưa thống nhất được về vấn đề pháp quyền, sẽ tiếp tục dành thời gian để xem xét vấn đề này.
EU vẫn chưa nhất trí được về kế hoạch phục hồi do dịch COVID-19. Ảnh: AFP/Getty
EU vẫn chưa nhất trí được về kế hoạch phục hồi do dịch COVID-19. Ảnh: AFP/Getty

Các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) đã kết thúc cuộc họp thượng đỉnh tối 19/11 một cách nhanh chóng, khi không thể đạt được nhất trí về Kế hoạch phục hồi trị giá 1.800 tỷ euro (hơn 2.130 tỷ USD).

Tại cuộc họp, Ba Lan và Hungary đã tiếp tục phủ quyết kế hoạch phục hồi của khối với lý do không muốn gắn việc tiếp nhận tài trợ với hoạt động pháp quyền.

Phát biểu họp báo sau hội nghị, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết các bên đã đạt được đồng thuận về ngân sách chung nhưng chưa thống nhất được về vấn đề pháp quyền. Các nhà lãnh đạo nhất trí sẽ dành thời gian để xem xét thêm về vấn đề này

Kế hoạch phục hồi được xây dựng nhằm thúc đẩy kinh tế của khối sau cuộc suy thoái do đại dịch COVID-19 gây ra. Việc kế hoạch này chưa được thông qua sẽ làm trì hoãn tiến độ thanh khoản hàng trăm tỷ euro vào thời điểm 27 quốc gia thành viên EU đang phải vật lộn với làn sóng dịch COVID-19 thứ hai.

Hiện dịch bệnh COVID-19 khiến kinh tế toàn liên minh tiếp tục đối mặt nguy cơ suy thoái trong 3 tháng cuối năm. Hàng trăm doanh nghiệp và hàng triệu lao động thất nghiệp ở châu Âu sẽ chưa được tiếp cận với nguồn hỗ trợ vào thời điểm khó khăn nhất.

Liên quan đến tình hình dịch bệnh tại châu Âu, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết dịch bệnh đang diễn biến rất trầm trọng và  các nhà lãnh đạo EU đã đánh giá tình hình cũng như xem xét cách thức phối hợp phòng chống dịch.

Theo giới chức EU, mặc dù đã có nhiều tín hiệu tích cực trong việc triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lây lan, song châu Âu không thể buông lỏng cảnh giác. Ông Michel nói rõ, hiện tại một số biện pháp phong tỏa ở các nước đã cho thấy những kết quả bước đầu, trong khi thế giới nhiều khả năng cũng sắp có vắcxin ngừa COVID-19. Đây đều là những thông tin tích cực mang lại hy vọng cho nhiều người.

Theo Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen, có thể EU sẽ phê duyệt hai loại vắcxin ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech và Moderna trước cuối năm nay. Hiện cả hai loại vắcxin ngừa COVID-19 này đều đang trải qu những quá trình thử nghiệm cuối cùng và cho kết quả tốt. Nếu mọi thủ tục diễn ra thuận lợi, Cơ quan Dược phẩm châu Âu sẽ cấp giấy phép sớm nhất vào nửa cuối tháng 12/2020.

Trong khi đó, Tổng Giám đốc Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) của Liên hợp quốc Antonio Vitorino cho rằng người xin tị nạn và những người di cư dễ bị tổn thương trong Liên minh châu Âu (EU) cần được tiếp cận bình đẳng với các loại vắcxin COVID-19.

Theo ông Vitorino, người xin tị nạn và người di cư cần được tiếp cận bình đẳng vắcxin phòng COVID-19 vì sự an toàn của chính họ cũng như an toàn cho toàn thể cộng đồng tại nước tiếp nhận họ.

Ông Vitorino cho rằng các nước thành viên EU hiện đang đối mặt với thách thức là đảm bảo việc tiếp cận vắcxin cho tất cả mọi người trong lãnh thổ nước mình, không chỉ cho công dân nước họ mà còn cho toàn bộ người tị nạn và người di cư.

Eurozone đối mặt nguy cơ suy giảm kép
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 9 bị ngắt quãng do làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ 2.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư