Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Các ông lớn ngành bia “thấm đòn” Covid-19
Như Loan - 16/08/2021 20:16
 
Làn sóng dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho các doanh nghiệp ngành bia một lần nữa chao đảo sau hơn một năm cố gắng duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động và chuỗi cung ứng.
Làn sóng dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho các doanh nghiệp ngành bia một lần nữa chao đảo

Covid-19 bào mòn lợi nhuận

Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên cả nước làm ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động thương mại, dịch vụ khi nhiều tỉnh, thành phố phía Nam và Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội.

Theo báo cáo mới nhất của bộ Công thương, hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 7/2021 chỉ tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất trong 7 tháng qua, trong khi doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 7 tháng năm 2021 ước tính đạt 243,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,7% tổng mức và giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 18,9%). Doanh thu du lịch lữ hành 7 tháng năm 2021 ước tính đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,2% tổng mức và giảm 58,8% so với cùng kỳ năm trước.

Đầu tháng 8 vừa qua công ty sản xuất bia Heniken của Hà Lan nhận định dịch bệnh Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hãng tại một số thị trường chủ chốt là châu Á và châu Phi.

Heineken dự báo kết quả kinh doanh cả năm 2021 vẫn kém hơn so với thời kỳ trước khi đại dịch bùng phát dù 6 tháng đầu năm doanh nghiệp này đã thu được khoản lãi lên đến tỷ euro (1,2 tỷ USD sau khi công ty bị lỗ 297 triệu euro trong cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra các khó khăn về chi phí đầu vào sẽ ảnh hưởng đến kế quả những tháng cuối năm thậm chí chi phí cho năm 2022.

Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) công bố doanh thu thuần quý II đạt 7.226 tỷ đồng, chỉ tương đương mức của quý II/2020. Tuy nhiên chi phí bán hàng của Sabeco tăng 39%, chi phí khác tăng 210% dẫn đến  lợi nhuận sau thuế của Sabeco giảm 12% còn 1.071 tỷ đồng. Năm nay, Sabeco đặt mục tiêu doanh thu thuần 33.491 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 5.289 tỷ đồng. So với kế hoạch trên, doanh nghiệp  đạt 40% chỉ tiêu.  

Trong khi đó Habeco cũng chứng kiến lợi nhuận đi xuống trong quý II khi  doanh thu thuần 1.936 tỷ đồng, giảm gần 10% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp của công ty là 512 tỷ đồng, với biên lãi gộp duy trì ở mức 26%, không thay đổi đáng kể so với cùng kỳ năm trước.

Doanh số sụt giảm nhưng chi phí bán hàng của Habeco lại tăng 15% lên 249 tỷ đồng.

Chiến lược cạnh tranh giai đoạn mới

Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều khó khăn, tuy nhiên Việt Nam lại thuộc top về sản lượng tiêu thụ bia, do đó cuộc chiến cạnh tranh thị phần và lợi nhuận chưa bao giờ hết nóng giữa các doanh nghiệp, đặc biệt khi các nhà phân tích cho rằng thị trường sẽ có thể quay trở lại bình thường vào năm 2022 khi dịch bệnh được kiểm soát.

Báo cáo phân tích của SSI Research ghi nhận các công ty bia đã đẩy mạnh sự hiện diện ở tất cả các phân khúc. Hiện Sabeco đang dần thâm nhập sâu vào phân khúc cao cấp vào nỗ lực không ngừng trong việc ra mắt sản phẩm, cũng như chiến lược marketing linh hoạt. Cụ thể tháng 10/2020 Sabeco ra mắt Saigon Chill (vào tháng 10/2020) và Lạc Việt (vào tháng 6), trong khi Bia Việt được Heineken giới thiệu vào tháng 4 để cạnh tranh ở phân khúc giá rẻ hơn.

Những nỗ lực về việc sử dụng hiệu quả các chi phí đều được ghi nhận tại các công ty trong giai đoạn khóa khăn. Habeco tiết giảm 35% chi phí tài chính xuống còn 4 tỷ đồng. Trong năm 2021, Habeco đặt mục tiêu tiếp tục duy trì vị thế số 1 tại thị trường miền Bắc và Bắc miền Trung, nỗ lực vượt qua khó khăn để đạt sản lượng tiêu thụ 280 triệu lít. Công ty sẽ tái cấu trúc danh mục thương hiệu và sản phẩm để nâng cao thị phần tại các khu vực thị trường.

Tại Đại hội cổ đông, Habeco cho hay trong năm 2021, Habeco sẽ xây dựng chiến lược thương hiệu nhằm tập trung khai thác đúng phân khúc thị trường; Tiếp tục hoàn thiện công tác quy hoạch nhà phân phối; Triển khai ứng dụng công nghệ (phần mềm DMS) trong quản lý và tổ chức bán hàng.

Ông Bennett Neo, Tổng Giám đốc Sabeco chia sẻ khi nhìn lại năm 2020 và mục tiêu 2021 rằng, Sabeco đã có thể giữ vững tay lái vượt qua những cơn gió ngược vào năm 2020 bằng cách duy trì sự thận trọng về mặt tài chính và hành động một cách nhanh nhẹn. Chúng tôi tập trung các khoản chi tiêu vào những hạng mục thiết yếu và không ngừng tìm những cơ hội mang lại tính hiệu quả cao ngay khi có thể, song song đó, cũng đảm bảo chúng tôi có thể tận dụng các cơ hội thị trường một cách tốt nhất.

Sabeco 2020 đã hoàn thành kế hoạch chia cổ tức năm 2020 đã được phê duyệt trước đó nhằm duy trì tỷ lệ cổ tức 35%. Sabeco đã đặt mục tiêu doanh thu 33.491 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 5.289 tỷ đồng cho năm 2021, tăng lần lượt 20% và 7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó với chiến lược toàn cầu, Heineken NV sẽ cơ cấu lại cấu trúc một cách hiệu quả, mục tiêu tiết kiệm được 2 tỷ euro (tương đương 2,42 tỷ USD) trong vòng 3 năm đến 2023. Tuy nhiên kế hoach này có thể cắt giảm 8.000 việc làm trên toàn thế giới tùy thuộc vào hoàn cảnh địa phương.

Doanh nghiệp nào cũng có mục tiêu về lợi nhuận và thị phần, sau những tháng khủng hoảng vừa qua việc cạnh tranh lại càng trở lên khó khăn hơn  cùng với các kế hoạch thận trọng bảo đảm “ mục tiêu kép  cho“ lợi nhuận và anh sinh đối với người lao động.  Do đó dù lợi nhuận bị suy giảm cùng với dự báo còn nhiều khó khăn cho năm 2021, các doanh nghiệp có thể sẽ dùng mọi chiêu thức để đạt được mục tiêu, trong đó việc cạnh tranh không lành hay các thông tin thất thiệt cũng phải là chuyện lạ trong ngành.

SABECO: Mang bia Việt Nam ra thế giới
SABECO vừa được ghi vinh danh với hàng loạt giải thưởng tại cuộc bia Australian International Beer Awards.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư