Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Các tỉnh thành vùng ĐBSCL sẽ liên kết 5 lĩnh vực
Phú Khởi - 17/10/2014 15:00
 
() Sáng nay (17/10), Hội thảo “Liên kết vùng trong tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng vùng ĐBSCL” đã diễn ra tại Cần Thơ.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL 2014 diễn ra tại Sóc Trăng
ĐBSCL đạt sản lượng thủy sản 2,8 triệu tấn
Vật liệu xây không nung rất thích hợp với ĐBSCL
Sắp tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư ĐBSCL
Bộ trưởng Thăng khuyến khích đầu tư vận tải thủy ở ĐBSCL
   
  Hội thảo “Liên kết vùng trong tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng vùng ĐBSCL”  

Hội thảo do Ban kinh tế Trung Ương, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và TP.Cần Thơ tổ chức.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - ông Đặng Huy Đông cho biết theo dự thảo quy chế liên kết vùng ĐBSCL đang hoàn chỉnh để trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt thì có 4 lĩnh vực mà 13 địa phương trong vùng cần liên kết là: Đầu tư xây dựng hạ tầng dùng chung, dùng riêng phục vụ phát triển kinh tế-văn hóa - xã hội; Liên kết sản xuất chế biến, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu các mặt hàng nông nghiệp, thủy hải sản của vùng; Liên kết sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng BĐKH, nước biển dâng và Liên kết trong lĩnh vực an ninh quốc phòng đảm bảo an ninh chính trị.

Theo ông Đông nếu làm tốt liên kết vùng thì trong vòng 3 năm tới giá trị xuất khẩu của vùng tăng từ 10 tỷ USD hiện nay lên 18 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người sẽ đạt khoảng 1.000USD/năm là hoàn toàn khả thi.

Trưởng ban Kinh tế Trung Ương Vương Đình Huệ, đánh giá cao dự thảo quy chế liên kết vùng ĐBSCL do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo, đồng thời cũng đề nghị cần bổ sung liên kết thứ năm vào dự thảo đó là liên kết về đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trong vùng.

Hội thảo đã nghe hơn 10 ý kiến tham luận tại hội trường và tham khảo 72 bài tham luận bằng văn bản của các nhà khoa học, nhà quản lý.

Tiến sĩ Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban kinh tế Quốc Hội cho rằng trăn trở lớn nhất là tại sao một vùng đất trù phú, giàu tiềm năng như ĐBSCL mà cho đến nay còn là “vùng trũng” của cả nước về nhiều mặt. Do đó quy chế liên kết vùng phải nhắm đến cái đích là làm sao phát huy tối đa thế mạnh vực dậy tiềm năng của vùng này. 

Ngoài ra còn nhiều ý kiến khác như sự liên kết phải dựa trên quy hoạch tổng thể, hài hòa lợi ích của các địa phương và cần thiết phải có những mô hình thí điểm về phát triển sản xuất theo chuỗi như : Cụm chuyên sản xuất lúa gạo, cá tra, tôm…và đề xuất Chính phủ có chính sách đặc thù với các mô hình liên kết sản xuất này.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư