-
Tác phẩm về công tác biệt phái tăng cường của giáo viên gây ấn tượng mạnh năm 2024 -
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm hoàn thiện các phương thức tuyển sinh năm 2024; chuẩn bị các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm hoàn thiện các phương thức tuyển sinh năm 2024. |
Bộ Giáo dục và đào tạo vừa có văn bản gửi các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm.
Hoàn thiện đề án, phương án tuyển sinh năm 2024, khắc phục các bất cập hiện nay trên cơ sở phân tích dữ liệu, trong đó đặc biệt lưu ý hoàn thiện các phương thức tuyển sinh theo hướng đơn giản hóa theo đúng quy chế tuyển sinh hiện hành; tránh đưa ra những phương thức tuyển sinh phức tạp, gây khó khăn cho thí sinh.
Xây dựng và công bố kịp thời các phương thức tuyển sinh cho năm 2025 trở đi, khi có thí sinh bắt đầu tốt nghiệp Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 cần bảo đảm phù hợp với yêu cầu, nội dung, cấu trúc của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Bộ cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hệ thống quản lý, trong dạy và học.
Tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong các cơ sở đào tạo theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và triển khai hiệu quả việc đánh giá mức độ chuyển đổi số của các cơ sở đào tạo theo bộ chỉ số, tiêu chí đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Xây dựng và triển khai Đề án thí điểm mô hình giáo dục đại học số trên cơ sở triển khai nền tảng dạy học trực tuyến dùng chung, phát triển hệ thống khóa học trực tuyến dùng chung của một số nhóm ngành đào đạo trình độ đại học.
Nói về công tác tuyển sinh đại học năm 2023. ThS.Đỗ Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tuyển sinh, Trường Đại học Mở Hà Nội thông tin, công tác tuyển sinh năm 2023 của nhà trường đã được thực hiện đúng theo kế hoạch.
Chỉ tiêu các ngành được đảm bảo tuyển đủ. Một số ngành có điểm chuẩn tăng, một số ngành có điểm chuẩn giảm nhưng không quá đột biến.
Đối với Đại học Mở, nhóm ngành thuộc 3 lĩnh vực Nhân văn, Công nghệ và Kinh doanh, quản lý được thí sinh quan tâm, đăng ký nguyện vọng nhiều nhất. Các nhóm ngành còn lại vẫn giữ số lượng nguyện vọng tương đương các năm trước.
“Để có những phương án phù hợp nhà trường đã xây dựng Đề án tuyển sinh và có sự chuẩn bị rất kỹ cho công tác tuyển sinh. Các nội dung điều chỉnh, bổ sung so với năm trước cũng được tập huấn kỹ nên không gặp khó khăn gì liên quan đến lọc ảo hay hệ thống quản lý”, Ths.Ngọc Anh cho biết.
Tuy nhiên, đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo đại diện nhà trường cũng cho rằng để công tác tuyển sinh được thuận lợi cho các trường cũng như việc quản lý của Bộ GD&ĐT những thay đổi cần được thảo luận sớm để đưa ra phương án khả thi và các phương án dự phòng.
Đối với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tại Hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh đại học chính quy năm 2023, phương hướng tuyển sinh năm 2024 và từ năm 2025, đại diện trường có đề xuất phương hướng tuyển sinh cho 2 năm tiếp theo.
Theo đó, trường sẽ giữ ổn định chỉ tiêu cũng như phương thức xét tuyển như năm 2023 với khoảng 18% chỉ tiêu (giảm 7% so với năm 2023), tăng tương ứng xét tuyển kết hợp lên 80%, tuyển thẳng 2%. Trường cũng triển khai nghiên cứu, đơn giản hóa phương thức xét tuyển kết hợp.
Dự kiến từ năm 2025, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ điều chỉnh tổ hợp xét tuyển phù hợp với cách thức và nội dung thi tốt nghiệp THPT, đồng thời nghiên cứu mã xét tuyển theo ngành, nhóm ngành các trường trực thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân.
Bên cạnh đó, xây dựng và công bố kịp thời các phương thức tuyển sinh cho năm 2025 trở đi, khi có thí sinh bắt đầu tốt nghiệp Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Được biết, đến thời điểm hiện tại, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố kế hoạch tuyển sinh năm học 2024, sớm nhất bắt đầu từ tháng 12/2023.
Đại học Bách khoa Hà Nội cũng đã công bố lịch 6 đợt thi Đánh giá tư duy (TSA) năm 2024. Thí sinh tham gia kỳ thi sẽ được cấp giấy chứng nhận kết quả thi có thời hạn trong hai năm và có thể sử dụng điểm số TSA để đăng ký xét tuyển vào các trường đại học chấp nhận kết quả này.
6 đợt thi TSA năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra vào các ngày thứ Bảy, Chủ Nhật. Đợt 1 từ ngày 2 - 3/12/2023; Đợt 2 từ ngày 20 - 21/1/2024; Đợt 3 từ ngày 9 - 10/3/2024; Đợt 4 từ ngày 27 - 28/4/2024; Đợt 5 từ ngày 8 - 9/6/2024; Đợt 6 từ ngày 15 - 16/6/2024.
Địa điểm diễn ra kỳ thi tại các địa phương như Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng…
Nội dung và hình thức thi năm 2024 sẽ được giữ nguyên như năm 2023. Bài thi TSA năm 2023 gồm ba phần: Tư duy Toán học (60 phút), Tư duy Đọc hiểu (30 phút) và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề (60 phút) với ba mức độ đánh giá tư duy (tư duy tái hiện, tư duy suy luận và tư duy bậc cao).
Các câu hỏi được xây dựng dưới hình thức trắc nghiệm với bốn dạng cấu trúc: Chọn đáp án đúng, đúng/sai, kéo thả và câu trả lời ngắn.
Khác với các kỳ thi khác, kỳ thi TSA không tập trung kiểm tra kiến thức nên không đòi hỏi thí sinh dành thời gian ôn luyện nhiều, bởi rèn luyện tư duy đã được hình thành trong suốt quá trình học.
Năm 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức 6 đợt thi đánh giá năng lực (HSA) trong 2024 với quy mô khoảng 75.000 lượt thi, giảm 2 đợt so với năm 2023.
Theo đó, đợt thi sớm nhất diễn ra ngày 23 - 24/3/2024 và đợt cuối vào ngày 1-2/6. Thí sinh đăng ký dự thi từ tháng 2/2024 và được đăng ký tối đa hai lượt mỗi năm, thời gian giữa hai đợt tối thiểu 28 ngày.
Về địa điểm, kỳ thi năm tới diễn ra tại 10 tỉnh, thành gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đại học Quốc gia Hà Nội chưa công bố địa điểm thi theo từng đợt.
Về bài thi HSA, cấu trúc đề thi vẫn gồm ba phần Tư duy định lượng (Toán học), Tư duy định tính (Ngữ văn - Ngôn ngữ) và Khoa học (Tự nhiên - Xã hội).
Mỗi phần thi có 50 câu hỏi. Tổng thời gian thi 195 phút. Thí sinh làm bài thi trên máy tính, biết điểm ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài.
Từ năm 2025, cấu trúc bài thi sẽ được điều chỉnh một phần để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới. Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay đang bổ sung, xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa để phù hợp với lộ trình của chương trình này.
Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, năm 2023, toàn quốc có hơn 1 triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Tỷ lệ tốt nghiệp chung toàn quốc đạt 98,88%. Kết quả thi phản ánh khách quan kết quả học tập của các thí sinh và chất lượng dạy học ở các địa phương.
Năm 2023, tỷ lệ số thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học chiếm 65,9% so với số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT; năm 2022 tỉ lệ này là 61,34%.
Tuy các tỷ lệ trên thấp hơn khá nhiều so với các năm trước 2022, nhưng đây là con số thực chất thể hiện nguyện vọng và tương ứng với thực lực năng lực của thí sinh, bởi các em đăng ký xét tuyển sau khi đã biết kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, mùa tuyển sinh đại học năm 2023 được giữ ổn định như năm 2022 với nhiều cải thiện kỹ thuật để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.
Bằng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số công tác tuyển sinh được thực hiện trực tuyến 100. Số lượng nguyện vọng đăng ký vào các trường tăng đáng kể với gần 3,4 triệu nguyện vọng.
Khẳng định công tác tuyển sinh đại học và cao đẳng mầm non 2023 được ghi nhận, đánh giá là điểm sáng của ngành giáo dục trên cơ sở ứng dụng triệt để của công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo phải thừa nhận, năm 2023 vẫn còn trường có quá nhiều phương thức, phương án xét tuyển phức tạp.
Bên cạnh đó, nhiều nơi chưa đảm bảo công bằng, phân bổ chỉ tiêu chưa hợp lý, khó khăn cho thí sinh và hệ thống. Nhiều trường xét tuyển sớm không dự báo được thí sinh ảo; thậm chí việc xét tuyển sớm còn làm gia tăng thí sinh ảo cho các trường.
Thời gian tới, các cơ sở giáo dục đại học cần hoàn thiện đề án tuyển sinh năm 2024, trong đó lưu ý hoàn thiện các phương thức tuyển sinh, thực hiện đúng quy chế tuyển sinh hiện hành, tránh làm cho các phương thức tuyển sinh trở nên phức tạp, rắc rối đối với thí sinh.
Đồng thời, các đơn vị cũng định hướng công tác tuyển sinh năm 2025 trở đi, khi có thí sinh bắt đầu tốt nghiệp chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
-
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Điểm tên 9 nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam -
Internet tốc độ cao là tác nhân gây béo phì? -
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Xuân, Tết 2025 -
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu