-
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
Cảnh báo suy giảm lợi ích từ CPTPP
Việc CPTPP dự kiến được ký kết vào đầu tháng 3 tới tại Chi Lê được kỳ vọng mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế - xã hội Việt Nam, tạo đột phá về đầu tư, kinh doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, trong một báo cáo gửi Chính phủ mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cảnh báo nguy cơ “suy giảm lợi ích mà CPTPP mang lại cho Việt Nam”.
Điều này xuất phát từ các quy định về “nguồn gốc xuất xứ” trong CPTPP. “Nhập khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu từ các nước ngoài CPTPP, do vậy, nếu không có những cải cách đột phá, có thể làm suy giảm lợi ích mà CPTPP mang lại cho Việt Nam”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.
CPTPP sẽ thúc đẩy xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trong ảnh: Bốc dỡ hàng tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Đức Thanh |
Thực tế, nỗi lo này không mới, bởi ngay từ khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được đàm phán, hay kể cả sau này khi TPP-11 được đàm phán trở lại mà thiếu nền kinh tế lớn nhất là Mỹ, thì câu chuyện “nguồn gốc xuất xứ” đối với hàng hóa xuất nhập khẩu vào các nền kinh tế thành viên TPP, hay CPTPP sau này, đã luôn được nhấn mạnh. Đó là, các nước sẽ chỉ có thể có được mức thuế suất ưu đãi theo Hiệp định khi các mặt hàng xuất khẩu sử dụng nguyên vật liệu đầu vào có nguồn gốc từ các thành viên CPTPP. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, Việt Nam nhập khẩu quá lớn từ Trung Quốc, nước không phải là thành viên của CPTPP.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết, năm 2017, Việt Nam nhập khẩu tới 58,228 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc. Trong đó, nhập khẩu vải các loại tới trên 6 tỷ USD. Phụ thuộc quá lớn vào nguyên vật liệu đầu vào của Trung Quốc khiến Việt Nam không những có nguy cơ bị phía Mỹ áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại, mà còn khiến những lợi ích mà CPTPP mang lại không như kỳ vọng.
Giải pháp cho câu chuyện này là, Việt Nam phải chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, thông qua phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước. Đây lại chính là một điểm yếu cố hữu của kinh tế Việt Nam, mà nếu không sớm cải cách, phát triển, thì hệ lụy không phải chỉ là suy giảm lợi ích của CPTPP, mà còn là giá trị gia tăng thấp và Việt Nam khó có thể tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp FDI.
Lợi ích nào cho Việt Nam?
Giả sử Việt Nam cải cách kịp thời, thì việc ký kết CPTPP sẽ mang lại những lợi ích gì cho kinh tế Việt Nam? Câu trả lời cũng đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh trong bản báo cáo trên. Theo đó, việc ký kết và thực thi CPTPP sẽ có tác động tới kinh tế trong nước trên nhiều mặt. Trong đó, việc cắt giảm thuế quan có thể giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, làm tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. “Nếu đồng thời thực hiện cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ theo kịch bản mở cửa dịch vụ, thì tác động này có thể sẽ lớn hơn”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.
Một con số đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư viện dẫn, đó là việc Ngân hàng Thế giới mới đây đưa ra một nghiên cứu rằng, GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm 1,1% vào năm 2030 so với kịch bản không có CPTPP và tăng thêm 3,5% nếu tính đến tác động của việc tăng thêm năng suất thu được do tiếp cận đầu vào sản xuất rẻ hơn. Cùng với đó, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng thêm 4,2%, nhập khẩu tăng thêm 5,3%.
Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc tham gia CPTPP sẽ không có nhiều tác động tới ngân sách nhà nước. “Trong giai đoạn đầu, việc cắt giảm thuế quan có thể làm giảm thu ngân sách nhà nước do thu cân đối từ các hoạt động xuất nhập khẩu giảm, nhưng khoản thu này sẽ tăng trở lại trong tương lai, do tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng. Như vậy, về tổng thể, dự báo CPTPP không tác động nhiều tới cân đối ngân sách nhà nước”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.
Một cách cụ thể hơn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, nhóm ngành chế tác sử dụng nhiều lao động, nhóm ngành công nghiệp nhẹ và nhóm ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính, sẽ là nhóm ngành được hưởng lợi chính nhờ tác động của việc mở rộng thị trường, tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, do đó, có thể mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động.
Trong khi đó, tác động tiêu cực sẽ chủ yếu ảnh hưởng tới nhóm ngành chăn nuôi, chế biến thực phẩm, các ngành thâm dụng vốn, nhưng “tác động này không lớn”. Lý do là, lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất, trình độ quản lý của Việt Nam hiện nay còn hạn chế so với các thành viên CPTPP khác, nhưng có thể được cải thiện qua thời gian.
Trong khi đó, việc này sẽ hối thúc Việt Nam đẩy mạnh cải cách. Đây lại được xem là một trong những kỳ vọng lớn nhất đối với những lợi ích do CPTPP mang lại.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh tại phiên họp báo về CPTPP trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC đã khẳng định, dù CPTPP không có Mỹ thì các lợi ích mà Việt Nam được hưởng không cao như tính toán ban đầu, song thỏa thuận này vẫn sẽ có tác động lớn tới mở cửa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy cải cách thể chế, tạo ra sự thúc ép về cạnh tranh cho cả doanh nghiệp lẫn nền kinh tế.
Một khi khả năng quay trở lại với CPTPP của Mỹ là hiện thực, thì sức ép cải cách, cũng như các lợi ích mà Việt Nam được hưởng sẽ còn lớn hơn nữa.
Chính ông Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, cũng đã nhấn mạnh điều này. Theo ông Thành, việc các bộ trưởng khi quyết định khởi động CPTPP đã thống nhất giữ nguyên các tiêu chuẩn cao, tính cân bằng chung và tính liêm khiết của TPP, sẽ tiếp tục thúc đẩy áp lực cải cách mà Việt Nam đang theo đuổi. Đây chính là một lợi ích vô hình, không dễ đong đếm, định lượng, nhưng lại có ý nghĩa rất lớn tới kinh tế - xã hội Việt Nam.
-
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam
-
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025