Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Cải thiện hơn nữa chất lượng dân số: Cần giải pháp cụ thể
Bích Thủy - 13/12/2019 14:45
 
Trong thời gian qua, công tác dân số đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ với cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực, chất lượng dân số được cải thiện, nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn thách thức đòi hỏi những giải pháp và chính sách cụ thể.
.

Những kết quả ấn tượng

Dân số Việt Nam ngày 1/4/2019 là 96,2 triệu người, là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia Philippines). Sau 10 năm, quy mô dân số nước ta tăng thêm 10,4 triệu. Dự kiến khoảng 98 triệu người vào 2020, đạt mục tiêu Chiến lược Dân số đề ra.

Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 - 2019 là 1,14%/năm, giảm nhẹ so với giai đoạn 10 năm trước (1,18%/năm). Mức sinh bình quân của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ năm 2018 là 2,05 con và tiếp tục duy trì dưới mức sinh (dưới 2,1 con) kể từ năm 2006.

Kết quả thực hiện chương trình dân số có tác động mạnh đến cơ cấu dân số Việt Nam theo chiều hướng thay đổi tích cực, số lượng và tỷ trọng dân số phụ thuộc giảm, dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh (hiện là 68,4%).

Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng (từ năm 2007) nhưng dự báo thời kỳ này sẽ chỉ kéo dài khoảng từ 30 năm đến 40 năm.

Ngành y tế và trực tiếp là lĩnh vực dân số đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dân số theo hướng tiếp cận vòng đời, theo các bước: (1) triển khai thực hiện chương trình sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh trên phạm vi toàn quốc nhằm phát hiện, can thiệp và điều trị các bệnh, tật, các rối loạn chuyển hóa di truyền ngay trong giai đoạn bào thai và sơ sinh; (2) tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân; (3) Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình, tránh thai ngoài ý muốn cho vị thành niên/thanh niên; các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ; (4) chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nhằm thích ứng với giai đoàn già hóa dân số. 

Nhờ đó đã đặt được một số chỉ tiêu cơ bản như sau:

TT

Nội dung

Kế hoạch

Thực hiện  9 tháng

Ước năm

Đánh giá

1

Mức giảm tỷ lệ sinh năm (%o)

0,1

-

0,08

Không đạt

2

Tỷ lệ tăng dân số (%)

1,06

-

1,10

Không đạt

3

Tuổi thọ trung bình (năm)

73,6

-

73,6

Đạt

4

Tỷ số giới tính khi sinh (số bé trai/100 bé gái)

114

110,1

114,1

Không đạt

TT

Nội dung

Kế hoạch

Thực hiện 9 tháng

Ước năm

Đánh giá

1

Tỷ lệ sử dụng BPTTư hiện đại (%)

68

-

67

Không đạt

2

Tổng số người mới sử dụng BPTT hiện đại

5.134.020

4.401.015

(85%)

107% KH

Đạt

3

Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh (% bà mẹ mang thai)

45

80,7%KH

122% KH

Đạt

4

Tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh (% trẻ sinh sống)

70

62,2%KH

77% KH

Không đạt

5

Giảm số người chưa thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn (% so với năm 2016)

15

_

60% KH

Không đạt

6

Tăng thêm tỷ lệ người cao tuổi khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm (%)

10


90% KH

Không đạt

Khó khăn, thách thức

Tuy đã đạt được mức sinh thay thế từ năm 2006 nhưng mức sinh có sự khác biệt.

Có 30/63 tỉnh, nơi kinh tế- xã hội còn nhiều khó khăn thì mức sinh cao (trên 2,3 con) có nơi rất cao. Trong khi 10/63 tỉnh, khu vực đô thị, nơi kinh tế - xã hội phát triển thì mức sinh đã xuống thấp (dưới 1,8 con) có nơi thấp xa so với mức sinh thay thế như ở một số tỉnh Đông Nam Bộ (thấp nhất là thành phố Hồ Chí Minh 1,33 con) và đồng bằng sông Cửu Long ( thấp nhất là Đồng Tháp 1,43 con năm 2018).

Tình trạng người có điều kiện kinh tế khó khăn, ít có điều kiện nuôi dạy con tốt lại đẻ nhiều con, trong khi người có điều kiện kinh tế khá giả lại sinh ít con ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng dân số. Chỉ số phát triển con người (HDI) còn thấp, chậm được cải thiện. Tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ sơ sinh, trẻ dưới 5 tuổi và tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn cao, chênh lệch nhiều giữa các vùng, miền. Tình trạng trẻ em thừa cân, rối nhiễu tâm trí, tự kỷ những năm gần đây có xu hướng gia tăng; tỷ lệ tầm soát, chẩn đoán trước sinh, sơ sinh còn thấp.

Mất cân bằng giới tính khi sinh ở mức cao và lan rộng (năm 2018 là 114,8 trẻ nam/100 trẻ nữ). 

Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và được các chuyên gia quốc tế đánh giá là 1 trong 5 nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Điều này đòi hỏi chúng ta phải đi trước đón đầu trong việc xây dựng chính sách và có các giải pháp cụ thể trong việc thích ứng với giai đoạn già hóa dân số, đặc biệt là việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Việt Nam đặt mục tiêu dân số 104 triệu người vào năm 2030
Theo Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng; duy trì vững chắc...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư