Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Đà Nẵng
Cảm hứng khởi nghiệp từ nhà sáng lập Panasonic lan tới giới trẻ Việt
Hà Minh - 17/06/2016 10:13
 
Sáng 16/6, Trung tâm Xúc tiến đầu tư TP Đà Nẵng phối hợp với Trường Nhật ngữ Đông Du chi nhánh TP Đà Nẵng đã tổ chức Tọa đàm Triết lý kinh doanh của Matsushita Konosuke (Nhà sáng lập Tập đoàn Panasonic), đặc điểm, mạng lưới doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản.

Trước đông đảo các bạn trẻ đang có khát khao cống hiến, ông Mori Toshihiro, Trưởng Bộ phận chế tạo của Tập đoàn điện tử lừng danh thế giới – Panasonic đã truyền cảm hứng mạnh mẽ về chủ đề khởi nghiệp cho các bạn trẻ.

Không đao to búa lớn, không gân guốc, thổi phồng, không hào nhoáng hay đánh bóng thương hiệu, ông Mori Toshihiro, Trưởng Bộ phận chế tạo của Tập đoàn điện tử lừng danh thế giới - Panasonic đi vào những ngày đầu khởi nghiệp và triết lý kinh doanh của Matsushita Konosuke, một trong 12 người sáng lập ra nước Nhật bằng những chi tiết rất đỗi bình dị: Matsushita Konosuke khởi nghiệp khi cơ thể ốm yếu, 10 tuổi phải bỏ học phụ cha kiếm tiền vì nhà quá nghèo và chưa từng học qua đại học…

Đông đảo các bạn trẻ hào hứng tham gia những chia sẻ khởi nghiệp từ  ông Mori Toshihiro. Ảnh: Hà Minh
Đông đảo các bạn trẻ hào hứng tham gia những chia sẻ khởi nghiệp từ  ông Mori Toshihiro. Ảnh: Hà Minh.

Vậy nhưng, dù đã qua đời mấy chục năm nay, ở nước Nhật và trên thế giới, người ta vẫn gọi ông là Ông Thánh Kinh Doanh. Người ta kê ông vào 1 trong 12 người lập ra nước Nhật. Tên của ông không một người Nhật nào là chưa từng nghe qua.

Sản phẩm điện mang thương hiệu Panasonic của ông có mặt trên toàn thế giới. Hàng loạt chính khách Nhật, mà trong số đó có thể kể đến nguyên Thủ Tướng Noda, từng là học trò của ông.

Cậu bé Matsushita Konosuke từng bỏ học năm lên 10 vì gia cảnh khó khăn, đã trở thành người hùng của nước Nhật và để lại một gia sản vật chất và tinh thần khổng lồ cho đất nước này như thế.

Để có cơ ngơi đồ sộ cho thế giới, để trở thành bậc thầy kinh doanh của nước Nhật phồn vinh mà thế giới ngưỡng mộ - ông Mori Toshihiro kể rằng, ông Matsushita Konosuke đã đưa ra những triết lý kinh doanh tại thời điểm mà nước Nhật chưa ai dám đưa ra, như: Công ty tồn tại để làm gì? Công ty sẽ sinh ra lợi nhuận bằng cách nào để từ đây, con người, kỹ thuật, tiền bạc cũng được phát huy. Triết lý kinh doanh được sinh ra từ nguyên lý, nguyên tắc tự nhiên nhưng lại được sinh ra từ gốc xã hội.

Hay, triết lý kinh doanh không phải của 1 người đứng đầu mà của tất cả ãnh đạo công ty. Công ty là cơ quan công, tất cả nhân viên của công ty tuyển vào là do ông trời cho để mình nuôi dưỡng, bồi dưỡng, phát huy nên Công ty phải có trách nhiệm đối với đội ngũ nhân viên và ngược lại, đội ngũ nhân viên phải có trách nhiệm tạo ra giá trị cho công ty...

“Ở Tập đoàn Panasonic, có 7 điều phải nhớ trong một bữa ăn sáng: Đóng góp sức lực, trí tuệ của bản thân phát triển kinh tế cho xã hội, không phải cho bản thân mình; Công minh chính đại; Tinh thần đoàn kết một lòng; Cạnh tranh, đấu tranh để phát triển.

Bên cạnh đó, Luôn niềm nở, khiêm tốn, thân thiện và tôn trọng mọi người; Đồng hóa để phù hợp với hoàn cảnh, hòa mình vào môi trường để cống hiến. Cuối cùng là phải biết ơn, cám ơn những người xung quanh, đặc biệt là khách hàng”- ông Mori Toshihiro chia sẻ.

Ông cũng khuyên nhủ những bạn trẻ đang có ý tưởng khởi nghiệp về cách kinh doanh đúng đắn mà ông học được từ ông Matsushita Konosuke: con đường kinh doanh là con đường làm ăn, kinh doanh là tất cả mọi người cùng tham gia kinh doanh bằng cách tìm kiếm sự ủng hộ.

Lắng nghe thật nhiều ý kiến để có ý kiến hay nhất, đó là cách kinh doanh tập thể. Những ý kiến phát huy càng nhiều thì Công ty càng phát triển. Ông cũng đưa ra những mô hình kinh doanh theo kiểu đập nước; kinh doanh theo quy định mỗi người tự chịu trách nhiệm; mỗi ngày sẽ làm mới ý tưởng kinh doanh của mình.

“Người làm ăn phải nhớ kinh doanh là việc công, không phải tư lợi cho mình mà là cho mọi người, cho xã hội. Làm việc vì mọi người, sống vì mọi người”.

Kết thúc buổi nói chuyện, ông Mori Toshihiro chốt lại 3 lưu ý nhỏ nhưng sẽ đem lại thành công lớn khi bước vào khởi nghiệp và kinh doanh. Đó là, phải hiểu ý nghĩa của việc làm ăn; đọc được tâm lý của khách hàng và phải cúi đầu thấp hơn khách hàng.

Trước khi bước vào buổi Tọa đàm, bà Huỳnh Liên Phương, Phó Giám đốc Trung tâm XTĐT TP Đà Nẵng gợi mở: phong trào khởi nghiệp đang là chủ đề nóng của Việt Nam. Chính phủ đang tập trung đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp, tạo ra phong trào doanh nhân mới có tư duy, tầm nhìn, năng động, sáng tạo, quyết đoán và quyết liệt, khát khao làm giàu, tạo ra nhiều của cải cho xã hội...

Tại Đà Nẵng đã phát động hơn một năm nay, đây lừ cơ hội tốt cho các bạn trẻ nhưng có ý tưởng, khát vọng làm giàu bắt đầu công việc mới tranh thủ cơ hội này biến những ý ưởng, ước mơ thành hiện thực và thành công.

Bốn lời khuyên khởi nghiệp từ các nữ doanh nhân
Tại hội nghị dành cho các nữ doanh nhân Circular Summit được tổ chức ngày 14 – 15/4 ở thành phố Houston (bang Texas, Mỹ), các nữ doanh nhân hoạt...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư