-
Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 chính thức hòa lưới điện quốc gia -
HiteJinro khởi công xây dựng nhà máy soju tại Thái Bình, đánh dấu bước đi chiến lược toàn cầu -
TP.HCM ra "tối hậu thư" liên quan giải phóng mặt bằng Dự án đường Vành đai 3 -
Quảng Nam kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho dự án đầu tư lớn nhất miền Trung -
Cao tốc Hòa Liên - Túy Loan sẽ thông xe kỹ thuật trong tháng 8/2025 -
Quảng Nam mở rộng Cụm công nghiệp Tam Mỹ Tây lên 50 ha
Cán cân thương mại đa chiều theo hướng tích cực, phản ánh thực trạng kinh tế nước nhà đang tiến bước vững chắc trong hành trình hội nhập và phát triển |
Nhiều thị trường xuất khẩu tăng mạnh
Tuy Việt Nam xuất khẩu sang hơn 100 thị trường, song trong 6 tháng đầu năm chỉ ghi nhận kim ngạch xuất khẩu ở 80 thị trường có danh tính cụ thể. Trong số 80 thị trường này, có 62 thị trường tăng trưởng, trong đó, châu Á có 21 thị trường trong số 25 thị trường có danh tính (21/25), châu Âu có 22/32 thị trường; châu Mỹ là 9/9 thị trường; châu Phi là 8/12 thị trường, châu Đại dương là 2/2 thị trường. Trong số 62 thị trường tăng trưởng thì có 50 thị trường đạt mức tăng 2 con số.
Xét về kim ngạch, có 25 thị trường xuất khẩu của Việt Nam đạt từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó có 2 thị trường vượt ngưỡng 10 tỷ USD, là Mỹ (19,6 tỷ USD) và Trung Quốc (12,9 tỷ USD).
Châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu chính, với kim ngạch 49,3 tỷ USD, chiếm 50,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tiếp theo là châu Mỹ (24,5 tỷ USD), châu Âu (19,4 tỷ USD).
Ở châu Á, xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á tăng 26,6%, Đông Bắc Á tăng 30,6%. Riêng Trung Quốc không chỉ đơn thuần là thị trường có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu châu lục này, mà nhập khẩu cũng tăng, tạo kim ngạch hai chiều trong 6 tháng đạt 40 tỷ USD.
Thị trường Nga và các nước trong Liên minh Kinh tế Á - Âu có mức tăng chấp nhận được. Trong 6 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu sang Nga tăng 27,7% và nhập khẩu từ nước này tăng 25,7%. Tuy vậy, kim ngạch hai chiều Việt - Nga 6 tháng mới đạt 1,7 tỷ USD.
Trong khi đó, xuất khẩu sang thị trường châu Phi giảm. Xuất khẩu sang một số nước tăng, nhưng kim ngạch quá nhỏ, nên không cõng được cả châu lục.
Cán cân thương mại diễn biến đa chiều
Với các nước trong ASEAN, cán cân thương mại đã có dấu hiệu cải thiện. Nếu như 6 tháng năm 2016, Việt Nam nhập siêu từ ASEAN 3,3 tỷ USD, thì 6 tháng đầu năm nay, con số này đã giảm còn 3,1 tỷ USD. Phải chăng đã có tín hiệu tích cực từ việc thực hiện các cam kết trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).
Trong khi đó, quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc lại có diễn biến khác. Trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu vào Hàn Quốc tăng 29%, trong khi nhập khẩu từ thị trường này tăng tới 51%, dẫn đến nhập siêu tới 9,8 tỷ USD trong nửa đầu năm nay. Với mức nhập siêu đó, Hàn Quốc đã vượt qua Trung Quốc, trở thành thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam. Nhiều khả năng, khi tận dụng những cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do giữa hai nước, Hàn Quốc đã tranh thủ được nhiều hơn phía Việt Nam.
Với châu Âu, mức xuất siêu trong 6 tháng năm 2017 là 12,4 tỷ USD (tăng 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái).
Trong khu vực Mỹ La tinh và vùng Caribê, cán cân thương mại cũng diễn biến rất khác nhau. Trong khi Việt Nam xuất siêu sang Mexico 1 tỷ USD thì lại nhập siêu từ Argentina 1 tỷ USD. Tính chung, Việt Nam xuất siêu vào khu vực này trong nửa đầu năm nay.
Diễn biến đa chiều về cán cân thương mại nói trên phản ảnh tính đa dạng trong quan hệ thương mại với các nước của Việt Nam. Tăng cường xuất khẩu bền vững, nhưng không máy móc thu hẹp nhập khẩu, mà kết hợp hài hòa giữa hai hoạt động này để tạo ra cán cân thương mại một cách tích cực, phản ánh thực trạng kinh tế nước nhà đang tiến bước vững chắc trong hành trình hội nhập và phát triển.
-
Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 chính thức hòa lưới điện quốc gia -
HiteJinro khởi công xây dựng nhà máy soju tại Thái Bình, đánh dấu bước đi chiến lược toàn cầu -
Sóc Trăng đề xuất Chính phủ hỗ trợ 19.403 tỷ đồng xây siêu cảng Trần Đề -
Đầu tư hơn 653 tỷ đồng cải tạo đường dây 220 kV Châu Đốc - Kiên Bình một mạch thành hai mạch
-
TP.HCM ra "tối hậu thư" liên quan giải phóng mặt bằng Dự án đường Vành đai 3 -
Quảng Nam kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho dự án đầu tư lớn nhất miền Trung -
Cao tốc Hòa Liên - Túy Loan sẽ thông xe kỹ thuật trong tháng 8/2025 -
Quảng Nam mở rộng Cụm công nghiệp Tam Mỹ Tây lên 50 ha -
Khu công nghiệp Becamex VSIP Bình Định được giao thu hút 12.000 tỷ đồng vốn đầu tư -
Hà Nội xin đảm nhận việc thực hiện đầu tư cầu Ngọc Hồi trị giá 11.770 tỷ đồng -
Chủ tịch Bình Định: Doanh nghiệp logistics cần đột phá trong 6 lĩnh vực
- Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank