
-
Sửa Luật Ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho địa phương tự chủ
-
Việt Nam và Hoa Kỳ thành lập đoàn đàm phán thương mại song phương
-
Hải Dương công bố chỉ số cải cách hành chính các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện năm 2024
-
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam
-
Ngày Hợp tác xã Việt Nam 11/4/2025: Kinh tế tập thể, hợp tác xã đóng góp khoảng 4,8% GDP cả nước -
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng gửi Thư chúc mừng kỷ niệm 79 năm ngày Hợp tác xã Việt Nam
Tính đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới (Ảnh minh họa của Mỹ An). |
Khả năng hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn ngân sách trung ương của ba chương trình đến năm 2025 là rất khó khăn, theo kết quả giám sát của Quốc hội.
Kết quả giám sát “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” là nội dung sẽ được Quốc hội thảo luận trong cả ngày 30/10).
Đây là lần đầu tiên Quốc hội giám sát giữa kỳ, đồng thời với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 (các Chương trình mục tiêu).
Đánh giá chung, Đoàn giám sát cho rằng kết quả triển khai các Chương trình giai đoạn này bước đầu đạt được một số kết quả tích cực, bám sát các Nghị quyết của Quốc hội; cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội vùng nông thôn, miền núi được cải thiện. Kết quả giải ngân đã có tiến bộ trong năm 2023, nhất là nguồn vốn đầu tư.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước đến 31/8/2023, kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển kéo dài của các Chương trình mục tiêu quốc gia đạt khoảng 58,47% kế hoạch vốn kéo dài (tính tổng vốn kế hoạch của năm 2022 đã giải ngân trong năm 2022 và trong 8 tháng năm 2023 đạt 79,82% kế hoạch năm 2022; kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 ước đến 31/8/2023 đạt 41,9% kế hoạch.
Đoàn giám sát cũng chỉ ra khá nhiều hạn chế, bất cập trong quản lý và tổ chức thực hiện các Chương trình.
Như, nguồn vốn bố trí chưa tương xứng so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Việc lập kế hoạch vốn, phân bổ vốn, giao vốn ngân sách trung ương chậm, đến tháng 5/2022 Chính phủ mới trình Quốc hội phân bổ vốn các Chương trình. Việc lập kế hoạch xác định nhu cầu vốn, đối tượng thực hiện dự án, tiểu dự án của các địa phương, công tác thẩm định của các bộ ngành chưa sát thực tế.
Giao vốn sự nghiệp chưa có sự thống nhất, Chương trình nông thôn mới giao tổng vốn sự nghiệp và địa phương quyết định việc phân bổ đến từng dự án, tiểu dự án, còn Chương trình giảm nghèo và Chương trình dân tộc thiểu số Trung ương giao chi tiết đến từng dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần. Việc giao chi tiết đến từng dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần, tuy theo đúng quy định nhưng khó triển khai cơ chế lồng ghép và chuyển nguồn khi dự án, tiểu dự án không còn hiệu quả.
Đáng chú ý là tiến độ giải ngân vốn ngân sách trung ương cả 3 Chương trình còn chậm, nhất là vốn sự nghiệp. Đến 31/01/2023 vốn năm 2022 giải ngân chỉ đạt 42,49% kế hoạch (vốn đầu tư phát triển đạt 54% kế hoạch, vốn sự nghiệp chỉ đạt 7,82% kế hoạch); giải ngân kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương năm 2023 đến tháng 6/2023 mới đạt 5,33% kế hoạch, giải ngân vốn đầu tư công ước đến 31/8/2023 mới đạt 41,9% kế hoạch.
Khả năng hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn ngân sách trung ương đến năm 2025 là rất khó khăn, theo nhận định của đoàn giám sát.
Tình trạng cát cứ, manh mún, phân tán, làm cho các cơ chế lồng ghép, phân cấp, phân quyền, cơ chế đặc thù theo chủ trương của Đảng và Nhà nước không được phát huy hiệu quả trên thực tế, làm lãng phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội, các Chương trình chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, kết quả giám sát cho thấy.
Đoàn giám sát đã chỉ ra 7 nguyên nhân chủ quan, trong đó có cách tiếp cận xây dựng các Chương trình chưa thực sự phù hợp, được thiết kế phức tạp gồm nhiều chính sách, dự án, tiểu dự án liên quan đến nhiều bộ, ngành, lĩnh vực cùng chủ trì thực hiện với khoảng gần 100 chính sách (Nhất là Chương trình dân tộc thiểu số).
Các tồn tại, hạn chế, vướng mắc chung và của từng Chương trình, theo Đoàn giám sát,trước hết trách nhiệm thuộc về Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương, mà chủ yếu là các cơ quan chủ chương trình (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Ủy ban Dân tộc), các bộ, ngành liên quan (nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính).
Bên cạnh đó cũng có trách nhiệm thẩm tra, giám sát, đôn đốc của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cơ quan các cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các Chương trình.
Đoàn giám sát kiến nghị với Quốc hội giao Chính phù thực hiện Nghị quyết số 100/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, nội dung liên quan đến các Chương trình mục tiêu quốc gia và lĩnh vực dân tộc.
Trong đó tập trung vào việc thí điểm phân cấp cho cấp huyện chủ động quyết định, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, danh mục dự án đầu tư thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; đề xuất, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh một số mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung của các Chương trình mục tiêu quốc gia để triển khai thực hiện, bảo đảm hiệu quả, khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn, tránh lãng phí, tiêu cực.
Kiến nghị tiếp theo là giao Chính phủ hoàn thiện hồ sơ, tiếp thu kiến nghị của Đoàn Giám sát trình Quốc hội tại Kỳ họp gần nhất ban hành Nghị quyết theo quy trình rút gọn về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.
-
Việt Nam và Hoa Kỳ thành lập đoàn đàm phán thương mại song phương
-
Hải Dương công bố chỉ số cải cách hành chính các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện năm 2024
-
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam
-
Ngày Hợp tác xã Việt Nam 11/4/2025: Kinh tế tập thể, hợp tác xã đóng góp khoảng 4,8% GDP cả nước
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng gửi Thư chúc mừng kỷ niệm 79 năm ngày Hợp tác xã Việt Nam -
Kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh -
Kỷ luật ông Trương Hòa Bình, cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng -
Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha -
Bộ Ngoại giao: Quyết định hoãn đánh thuế của Hoa Kỳ "là bước đi tích cực" -
Nam Định: Thông qua 8 nghị quyết về tài chính, đầu tư công và sắp xếp bộ máy -
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN dự hội nghị đặc biệt về thuế quan của Mỹ
-
Cơ hội sở hữu bất động sản vàng trong tầm tay tại Kita Airport City
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Du lịch - Khách sạn - Resort
-
FPT trở thành đối tác công nghệ của đội bóng hàng đầu giải Ngoại hạng Anh
-
Đột phá chuyển đổi xanh tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025
-
Petrovietnam thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Xây dựng