
-
Giá xăng giảm nhẹ, dầu đồng loạt tăng từ 15h ngày 22/5
-
Nông sản Việt và bài toán mở rộng thị trường xuất khẩu
-
Sầu riêng Việt có thêm “giấy thông hành” vào thị trường lớn nhất thế giới
-
Tìm đơn hàng ở thị trường mới để ứng phó rủi ro
-
Bộ Công thương và Central Retail thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt -
Thái Bình thành lập tổ công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
![]() |
Không có quy định về tỷ lệ hàng hóa , nhiều sản phẩm của Việt Nam đang lép vế tại nhiều siêu thị và trung tâm thương mại. Ảnh minh họa: KT |
Tại Diễn đàn "Hội nhập và sức mạnh hàng Việt" và lễ tôn vinh sản phẩm vàng - dịch vụ vàng vì cuộc sống Việt được Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa phối hợp cùng Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tổ chức ngày 6/10 tại Hà Nội, các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc đưa hàng Việt vào chợ truyền thống đang gặp khó khăn do phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập lậu, hàng không có nguồn gốc xuất xứ, hàng giá rẻ...
Bên cạnh đó, người tiêu dùng chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với những sản phẩm do doanh nghiệp trong nước sản xuất vì thiếu hệ thống phân phối, thiếu quảng bá...
Mặt khác, doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự chủ động trong việc khẳng định vị thế và chiếm chỗ đứng ở thị trường trong nước. Điều này, các doanh nghiệp Việt cần học hỏi từ doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp Thái Lan, khi hiện nay họ đang dần tăng cao thị phần tại thị trường Việt Nam.
Theo các chuyên gia kinh tế, cần có quy định về tỷ lệ bán hàng Việt đối với từng mặt hàng mà doanh nghiệp trong nước đã sản xuất tại các siêu thị, trung tâm thương mại. Trong xu thế hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp Việt cần nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc liên kết với nhau.
Bà Bùi Thị Hạnh Hiếu, Tổng giám đốc Công ty Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh cho rằng, các doanh nghiệp Việt đoàn kết còn rất kém. Các doanh nghiệp cần phải thấy trên trường quốc tế nhu cầu là gì, sản phẩm gì Việt Nam có thể cung cấp được.
“Chúng ta nên khuyến khích con em đi học quay về địa phương để áp dụng những kiến thức đã được học vào thực tế, từ đó sẽ tăng cơ hội tôn vinh đặc sản vùng miền. Điều này có lợi thế cho việc khảo sát xuất khẩu, con người và sản phẩm đặc trưng của địa phương sẽ được phát triển và được tôn vinh”, bà Hiếu đề xuất.
Cũng tại Diễn đàn, Ban Tổ chức đã tôn vinh, ghi nhận những nỗ lực của 25 doanh nghiệp Việt Nam trong việc tạo ra các sản phẩm dịch vụ, hàng hóa chất lượng, đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng và góp phần nâng cao sức mạnh và sức cạnh tranh trong tiến trình hội nhập.

-
Tách múi, đóng gói nhỏ: Giải pháp kích cầu nội địa cho sầu riêng mùa khó -
Cà phê Việt nhắm vào thị trường chế biến sâu -
Xuất khẩu cà phê 4 tháng đã rinh về 3,8 tỷ USD -
Tìm đơn hàng ở thị trường mới để ứng phó rủi ro -
Cơ hội vàng từ dịch vụ thuê tài xế -
Doanh nghiệp thuỷ sản kiến nghị khơi thông nguồn nguyên liệu trong nước -
Bộ Công thương và Central Retail thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số