Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Căn cứ xác định hành vi thông thầu
Anh Ngọc - 03/06/2017 08:31
 
Thông thầu là thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Độc giả Phạm Ngọc Nhật - Tỉnh Quảng Ngãi đặt câu hỏi như sau: Đơn vị tôi là bên mời thầu một công trình đường giao thông với phương thức lựa chọn nhà thầuđấu thầu rộng rãi. Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, đơn vị nhận thấy có trường hợp 2 nhà thầu là nhà thầu X và nhà thầu Y có địa chỉ giao dịch ở 2 tỉnh khác nhau (tỉnh A và tỉnh B) nhưng toàn bộ bản vẽ biện pháp thi công giống nhau về số lượng bản vẽ, trình tự sắp xếp và giống cả bản vẽ bố trí mặt bằng tổ chức công trường.

Ngoài ra, cả 2 nhà thầu X và Y đều để trống ngày tháng năm lập bản vẽ, đồng thời cũng để giống nhau trên từng bản vẽ địa danh và ngày tháng lập bản vẽ là "Tỉnh A, ngày ... tháng ... năm 2016". Giá dự thầu của 2 nhà thầu này đều thấp hơn rất nhiều so với giá gói thầu.
Để tránh trường hợp loại bỏ nhà thầu tiềm năng, tôi muốn hỏi, với những điểm giống nhau của 2 nhà thầu X và Y nêu trên có đủ cơ sở kết luận 2 nhà thầu này thông thầu với nhau không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Điểm b, Khoản 3, Điều 89 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định thông thầu là thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu.

Đối với trường hợp nêu trong câu hỏi của ông Nhật, việc xác định hành vi thông thầu thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư, bên mời thầu trên cơ sở quy định nêu trên.

Lo ngại “bắt tay dưới gầm bàn” trong đấu thầu
Đảm bảo tính cạnh tranh là nguyên tắc trọng yếu theo tinh thần pháp luật đấu thầu quy định. Song hiện tượng “bắt tay dưới gầm bàn” làm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư