Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Hội thảo lấy ý kiến về Dự án Luật Quản lý và Sử dụng tài sản Nhà nước
Cần những chế tài chặt chẽ trong việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
Hoàng Hảo - 07/09/2016 22:46
 
Sáng 07/09, tại TP Vinh (Nghệ An), Bộ tài chính và Ủy ban Tài chính – ngân sách Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về Dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi).

Tham dự có đồng chí Nguyễn Hữu Trí – Thứ trưởng Bộ Tài chính; đồng chí Nguyễn Hữu Quang – Phó trưởng Ban Tài chính ngân sách Quốc hội và đại diện cơ quan tài chính các tỉnh, thành và nhiều chuyên gia kinh tế… Về phía lãnh đạo tỉnh Nghệ An có Đồng chí Lê Xuân Đại – Phó chủ tịch UBND tỉnh.

Theo tờ trình của Chính phủ gửi  Quốc hội, Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (QL&SD TSNN) năm 2008 là văn bản pháp luật cao nhất lần đầu tiên được ban hành ở Việt Nam về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Qua hơn 7 năm triển khai thực hiện, công tác quản lý, sử dụng tài sản nước đã đạt được những kết quả quan trọng, hiệu quả sử dụng được nâng lên, tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước được khắc phục. Tuy nhiên sau 7 năm triển khai vào thực tế thì Luật QL&SD TSNN đã bộc lộ nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế, không còn phù hợp với sự phát triển của xã hội.

.
Các đại biểu cho rằng, Dự thảo Luật cần có những quy định rõ ràng hơn và những chế tài chặt chẽ trong việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước đang đầu tư ở các doanh nghiệp

Thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2016, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính thành lập Ban soạn thảo dự án Luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Trưởng ban, các thành viên bao gồm lãnh đạo các cơ quan: Ban kinh tế Trung ương, Văn phòng chính phủ và các cơ quan: Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ KH&ĐT, Bộ Ngoại giao, Bộ TN&MT, Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, Bộ VHTT&DL, Bộ GTVT, Bộ NN&PTNT…

Sau một quá trình làm việc với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế, ngày 30/06/2016, Chính phủ đã thảo luận và nhất trí thông qua Dự án Luật để trình Quốc hội với mục tiêu xây dựng Luật quản lý, sử dụng tài sản công nhằm tạo khuôn khổ pháp lý ổn định, thống nhất cho công tác quản lý, sử dụng tài sản công, đảm bảo chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng đối với tài sản công, đồng thời khai thác có hiệu quả nguồn lực tài chính từ tài sản công gắn với chủ trương xã hội hóa, huy động nguồn lực trong và ngoài nước cùng nhà nước đầu tư khai thác tài sản công.

Tại buổi Hội thảo, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng bản dự thảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi) nhìn chung đã rất đầy đủ và chặt chẽ, tuy nhiên vẫn còn một số điểm cần chỉnh sửa cho phù hợp hơn với thực tiễn. PGS.TS Đặng Văn Du - Học viện Tài chính nêu ra một số điểm chưa cụ thể trong dự thảo Luật và cho rằng, cần có những quy định rõ ràng hơn và những chế tài chặt chẽ trong việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước đang đầu tư ở các doanh nghiệp. Cũng theo PGS.TS Đặng Văn Du, Luật cần có những quy định trao quyền cho thủ trưởng các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước trong việc mua sắm tài sản tập trung, nhưng đồng thời với đó là những chế tài gắn với trách nhiệm để xử lý khi xảy ra sai phạm, thất thoát hoặc không hiệu quả.

Nhiều ý kiến khác cũng đánh giá cao Ban soạn thảo Dự án Luật QL&SD TSNN và có những góp ý hữu ích cho việc hoàn thiện Dự án Luật để sớm được Quốc hội ban hành áp dụng vào thực tiễn.

Thu giữ tài sản bảo đảm thế nào là hợp pháp?
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật BASICO, chuyên gia uy tín trong lĩnh vực tư vấn, phản biện chính sách tài chính cho biết, quyền thu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư