-
CPI tháng 12/2024 tăng 0,29% -
Việt Nam thu gần 406 tỷ USD từ xuất khẩu -
Hải quan chỉ đạo dừng nhập khẩu thuốc lá điện tử -
Thách thức trong xuất khẩu thủy sản năm 2025 -
202 tỷ USD hàng Việt được xuất khẩu sang khu vực châu Âu, châu Mỹ -
Giá xăng tăng nhẹ, chạm 20.750 đồng/lít
Buôn bán ế ẩm
Tầm hơn 9h sáng một ngày thứ Bảy ngày đầu tháng 6/2024, khung giờ đẹp nhất để mua sắm của ngày nghỉ cuối tuần, nhưng tại Trung tâm thương mại Cái Khế, tọa lạc ở vị trí trung tâm quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ quang cảnh đìu hiu, vắng hơn cả “chợ chiều”.
Theo quan sát, trong khu vực Nhà lồng 2 có rất nhiều lô sạp đóng cửa. Những nơi còn lại hoạt động cầm chừng, nhìn vô chỉ thấy người bán mà không có người mua. Vắng khách, các tiểu thương ở các lô sạp lân cận tụm nhau ngồi tán gẫu, cạnh đó có người lướt điện thoại, hoặc tranh thủ sắp xếp, bày trí lại hàng hóa.
Tại khu vực Nhà lồng 2- Trung tâm thương mại Cái Khế, chị Đ.T.N chuyên bán các mặt hàng vải may mặc cho biết, đã 4 ngày nay không bán được một món đồ nào cả. Tình trạng buôn bán ế ẩm này đã hơn năm nay rồi.
Tại khu vực Nhà lồng 2- Trung tâm thương mại Cái Khế chỉ có người bán, không có người mua |
“Tôi bán ở đây đã hơn 10 năm. Ban đầu thuê 2 lô, nhưng ế quá chịu không nổi nên đã trả lại 1 lô. Cứ mỗi sáng mở mắt ra là tốn 300.000 đồng cho chi phí thuê mặt bằng, thuế, điện nước, tiền vệ sinh nhưng không thu vô được đồng nào”.
Khó khăn là vậy, nhưng chị Đ.T.N nói vẫn phải “bám trụ”, không nghỉ được vì hàng mua gối đầu từ TP.HCM, còn nợ tiền đầu mối cung cấp, nghỉ bán rồi cả đống hàng này bỏ đâu !? Nhưng khổ nỗi bán được đồng nào thì ăn hết đồng đó, ăn thâm vô vốn, nợ ngày càng chồng chất.
Chị Đ.T.N chia sẻ thêm, gần chỗ chị bán, lúc trước có người vô đây sang lại mấy lô liền kề, nhưng công việc kinh doanh thất bại, người này mang nợ hàng trăm triệu đồng, trả mặt bằng, giờ đi đâu cũng không biết.
Tương tự, bà N.T.T ở lô 61 Nhà lồng 2- Trung tâm thương mại Cái Khế bán mặt hàng vải các loại ở đây từ năm 2001, những ngày đầu Trung tâm này mới đi vào hoạt động. Bà cho biết, buôn bán đã mấy chục năm nay, nhưng chưa bao giờ lâm vào tình cảnh khó khăn như hiện giờ. Ngày nào hên lắm thì bán được 500.000- 700.000 đồng, nhưng lâu lắm mới được như vậy, chứ ế ẩm là triền miên. Chẳng hạn, nguyên cả tuần nay không thu vô được đồng nào, trong khi đó chi phí thuê mặt bằng gần 4,5 triệu đồng/tháng, thuế gần 1,6 triệu đồng/tháng, rồi các khoản chi phí điện, nước, chi phí vệ sinh hàng ngày…, tổng cộng gần 10 triệu đồng/tháng.
Theo bà N.T.T, hàng bán tại đây phong phú, đa dạng, giá cả phải chăng, nhưng ngặt nổi là không có người tới mua sắm. “Bà con tiểu thương ở đây rất mong nhận được hỗ trợ từ nhà nước, được giảm thuế, giảm mặt bằng để giảm bớt khó khăn, trụ được đến đâu hay tới đó”, bà bày tỏ.
Trong khu vực Nhà lồng 2 - Trung tâm Thương mại Cái Khế có rất nhiều lô sạp đóng cửa do buôn bán ế ẩm |
Không riêng gì mặt hàng vải sợi, các mặt hàng kinh doanh khác tại đây cũng bi đát không kém. Chị Lý Phương Thi sang lại lô bán đồ sành sứ có diện tích 9m2, với giá thuê 3.760.000 đồng/tháng. Theo chị, trong 2- 3 ngày nay không ai tới hỏi mua hàng, ngày gần đây nhất là bán được 20.000 đồng.
Nếu như tại trung tâm thương mại đìu hiu thì tại các shop thời trang, mỹ phẩm, các cửa hàng kinh doanh trên các tuyến đường trung tâm của Cần Thơ như: Nguyễn Trãi, Mậu Thân, 30/4…cũng rơi vào cảnh quạnh quẽ, thưa thớt khách mua. Bên cạnh đó, các cửa hàng đóng cửa ngưng hoạt động và những tấm bảng quảng cáo cho thuê nhà cũng xuất hiện nhiều hơn do người thuê kinh doanh không hiệu quả, trả lại mặt bằng. Đặc biệt, có những mặt bằng nằm ở vị trí đắc địa, mặt tiền đường trung tâm treo bảng cho thuê hơn năm nay mà vẫn chưa có người thuê.
Mặt bằng trên đường Ngô Gia Tự, quận Ninh Kiều treo bảng cho thuê hơn năm nay vẫn chưa có người thuê |
Ông Châu Thanh Bình, Ủy viên thường vụ, Trưởng Ban tư vấn pháp luật - Hiệp hội bất động sản TP. Cần Thơ cho biết, hiện nay các mặt bằng kinh doanh ở các tuyến đường Nguyễn Trãi, Mậu Thân (quận Ninh Kiều) “coi được” cũng có giá cho thuê không dưới 40 - 50 triệu đồng/tháng. Với mức giá như vậy, trong tình cảnh buôn bán ế ẩm người thuê không thể nào kham nổi.
Trước “làn sóng” trả mặt bằng ngày càng tăng, nhiều chủ nhà đã chủ động giảm tiền cho thuê để giữ chân khách thuê. Ông T.B.C ở phường Cái Khế, quận Ninh Kiều cho biết, căn nhà của ông nằm trên mặt tiền đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Cái Khế, trước đây cho thuê 15 triệu đồng/tháng, nhưng vừa rồi ông đã chủ động giảm xuống còn 12 triệu đồng/tháng. Theo ông, thà giảm giá mà có nguồn thu, nếu đóng cửa chờ giá theo mong muốn của mình thì đợi rất lâu, mà cũng chưa chắc gì cho thuê được.
Mặt bằng 3 căn liên tiếp tọa lạc tại mặt tiền đường Lý Tự Trọng, quận Ninh Kiều gần 2 năm nay vẫn chưa tìm được người thuê mới |
Thời của kinh doanh trực tuyến
Nói về những khó khăn của tiểu thương, ông Châu Thanh Bình cho rằng, từ sau đại dịch Covid- 19 đã làm thay đổi thói quen người tiêu dùng, nhất là lớp trẻ dần quen với việc mua bán trực tuyến bởi sự tiện lợi từ loại hình này mang lại. Khi cần mua sắm quần áo, giày dép, quà lưu niệm, đồ ăn thức uống… người mua chỉ cần lên mạng thực hiện vài thao tác mua hàng online là không lâu sau đó sẽ có người mang tới tận nhà, đỡ phải mất thời gian trực tiếp đi mua sắm, nhất là trong điều kiện thời tiết nắng nóng, mưa dầm, mà giá cả cũng phải chăng.
Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong ngành bán lẻ với ưu thế vượt trội của thương mại điện tử làm cho các chợ truyền thống, cửa hàng kinh doanh vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, theo ông Bình, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người dân càng thắt chặt chi tiêu, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng thiết yếu nên giảm người đi mua sắm tại các trung tâm thương mại, cửa hàng kinh doanh cũng là điều tất yếu.
Trung tâm Thương mại Cái Khế (quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) vắng vẻ, đìu hiu |
Ngoài ra, ông Bình cũng thông tin thêm, sự phát triển của các sàn thương mại điện tử còn làm cho các shophouse (nhà phố thương mại) tại các dự án bất động sản cũng rơi vào khó khăn. Nếu như trước đây tại các dự án bất động sản, các căn hộ shophouse luôn bán chạy và có giá đắt nhất thì hiện nay đã kém hấp dẫn khách hàng, do khó cho thuê mặt bằng kinh doanh.
Còn ông Lê Phương Đông, Trưởng Văn phòng Đại diện Hội môi giới bất động sản Việt Nam khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thông tin, qua khảo sát, gần đây trên địa bàn quận Ninh Kiều có xu hướng nhiều hộ kinh doanh trả mặt bằng ở mặt tiền các tuyến đường trung tâm, dịch chuyển ra khu vực vùng ven nội thị, hoặc vô trong hẻm thuê mặt bằng để cắt giảm chi phí. Ban đầu, khó khăn là không tránh khỏi nhưng dần dần sẽ kéo được khách hàng qua việc tận dụng các nền tảng số phục vụ cho việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ cung cấp.
Hơn nữa, theo ông Đông, thời buổi thương mại điện tử phát triển, việc mua bán không nhất thiết phải đặt cửa hàng ngoài mặt tiền đường lớn, mà chỉ cần ngồi tại nhà trong hẻm cũng có thể giao dịch mua bán với khách hàng mọi lúc, mọi nơi…
-
202 tỷ USD hàng Việt được xuất khẩu sang khu vực châu Âu, châu Mỹ -
Từ 8/1/2025, sầu riêng Việt Nam xuất sang EU bị tăng tần suất kiểm tra -
Giá xăng tăng nhẹ, chạm 20.750 đồng/lít -
Việt Nam nhập hơn 33 tỷ USD máy tính, linh kiện điện tử từ Trung Quốc -
TP.HCM tăng cường kiểm tra, đảm bảo chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ -
Xuất nhập khẩu 2024 tăng thêm 105 tỷ USD -
Ban hành mức tối đa giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông cơ bản
-
1 Viêm phổi không rõ nguyên nhân và dịch cúm lan rộng: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
2 Đề xuất chấm dứt hợp đồng BOT tuyến đường ven biển Thanh Hóa trị giá 3.372 tỷ đồng -
3 Năm 2024, Hà Nội thu hút được 2,2 tỷ USD vốn FDI, tăng 30% -
4 Tham vọng bứt tốc của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2025 -
5 Hàng vạn người dân Hà Nội xuống đường ăn mừng Việt Nam vô địch
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số