
-
Đồng Tháp thúc đẩy hợp tác đầu tư và thương mại với Nhật Bản
-
Đổi chủ đầu tư Dự án thu gom xử lý nước thải tập trung TP. Quảng Ngãi
-
Xác định quy mô lập quy hoạch sân golf Cam Lộ - Quảng Trị
-
Đắk Lắk yêu cầu nghiên cứu giao chỉ tiêu cụ thể về thu hút đầu tư
-
Quy hoạch bến cảng tiếp nhận tàu hàng lỏng/khí đến 150.000 tấn ngoài khơi cửa Trà Lý -
Xác định danh tính nhà đầu tư thực hiện Dự án Cảng hàng không Quảng Trị
![]() |
Cầu Vàm Cống trên tuyến Quốc lộ 80 nối liền đôi bờ sông Hậu giữa quận Thốt Nốt (TP. Cần Thơ) và huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp). Ảnh: Nguyệt Ánh |
Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký Công văn số 3944/UBND-XDĐT gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hỗ trợ vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn ngân sách trung ương cho TP. Cần Thơ.
Theo UBND TP. Cần Thơ, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối liên vùng; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế là các nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra tại Nghị quyết số 98/NQ-CP của Chính phủ.
Trong giai đoạn 2021-2025, TP. Cần Thơ đã tập trung các nguồn lực để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng, trong đó tập trung đầu tư các dự án giao thông mang tính đột phá, kết nối liên vùng. Tuy nhiên, do nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước của Thành phố còn hạn chế, nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư giai đoạn 2021-2025.
Trên cơ sở đó, UBND TP. Cần Thơ trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, chấp thuận tổng hợp, hỗ trợ từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025, để thực hiện đầu tư dự án cầu Ô Môn.
Mục tiêu đầu tư: Kết nối giao thông liên vùng từ Kiên Giang - Cần Thơ - Đồng Tháp (kết nối từ tuyến đường Ô Môn, TP. Cần Thơ với huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang, đấu nối với Đường tỉnh 853 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và định hướng kết nối vào Cầu Mỹ Thuận 2).
Địa điểm đầu tư: quận Ô Môn, TP. Cần Thơ - huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp (bắc qua sông Hậu).
Tổng mức đầu tư dự án dự kiến 7.000 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 2.500 tỷ đồng, ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác 4.500 tỷ đồng. Hình thức đầu tư: Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Dự kiến thời gian thực hiện dự án: năm 2023-2028.
Theo UBND TP. Cần Thơ, sau khi được Trung ương chấp thuận, Thành phố sẽ phối hợp tỉnh Đồng Tháp và các Bộ, ngành Trung ương triển khai các thủ tục đầu tư theo quy định.

-
Quy hoạch bến cảng tiếp nhận tàu hàng lỏng/khí đến 150.000 tấn ngoài khơi cửa Trà Lý -
Xác định danh tính nhà đầu tư thực hiện Dự án Cảng hàng không Quảng Trị -
Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ - Bài 4: Cơ hội trở thành “con hổ mới” -
Doanh nghiệp Singapore muốn đầu tư vào logistics và chuyển đổi số tại Long An -
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao tiềm năng đầu tư tại Đồng Tháp -
Dự án khí lô B trao thầu và triển khai Gói thầu EPCI#2 cho PTSC M&C -
Quy hoạch TP. Đà Nẵng: Tư duy đột phá, tầm nhìn dài hạn
-
Generali duy trì đà tăng trưởng liên tục trong hoạt động kinh doanh
-
CEO Nghiêm Thị Huệ - Xây dựng thương hiệu bằng chữ “Tâm” vươn Tầm quốc tế
-
Phiêu lưu trong thế giới của 1664 Blanc và khám phá những bất ngờ hứng khởi
-
Alibaba.com hợp tác tuyển chọn 100 doanh nghiệp tiêu biểu tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam
-
Tại sao hệ tiêu hóa khỏe giúp ngăn ngừa stress?
-
Acecook Việt Nam đi đầu trong ngành hàng về cải tiến sản phẩm giảm nhựa