
-
“Festival Phở năm 2025”: Hội tụ các thương hiệu phở khắp ba miền tại Thủ đô Hà Nội
-
Đồng Tháp công nhận 105 điểm du lịch cộng đồng
-
Tháng 4, đến Thái Nguyên trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc
-
Phú Yên lần đầu tiên có bảo vật quốc gia được công nhận
-
Nâng cao vị thế của Việt Nam trong mạng lưới du lịch toàn cầu -
Du lịch chuyển đổi để giữ chân du khách
![]() |
Tuyến phố đi bộ Ninh Kiều nằm trên đoạn đường Hai Bà Trưng, khu vực Bến Ninh Kiều dự kiến sẽ ra mắt vào dịp lễ 30/4/2022. Ảnh: Triệu Vinh |
Nhằm tạo điểm nhấn hấp dẫn cho du khách tới Cần Thơ nói chung, quận Ninh Kiều nói riêng; đồng thời góp phần tạo điều kiện phát triển các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch; nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân; tổ chức quảng bá, giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, theo Kế hoạch, quận Ninh Kiều sẽ tổ chức lễ ra mắt tuyến phố đi bộ vào dịp lễ 30/4/2022.
Cụ thể, về phạm vi thực hiện, sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, dịch vụ, thương mại trên tuyến phố đi bộ (đoạn từ ngã ba giao nhau của đường Hai Bà Trưng và Nguyễn An Ninh đến ngã ba giao nhau của đường Hai Bà Trưng và Ngô Gia Tự, khu vực công viên Ninh Kiều), được chia làm 3 khu vực:
Khu vực mua sắm, ẩm thực… (từ đầu đường Nguyễn An Ninh giao với đường Hai Bà Trưng đến đường Ngô Quyền giao với đường Hai Bà Trưng và biểu diễn đờn ca tài tử trên công viên Ninh Kiều).
Khu vực hoạt động truyền thống như: dâng hương, lễ báo công dâng Bác nhân các ngày lễ, kỷ niệm… (khu tượng đài Bác Hồ).
Khu vực hoạt động văn hóa, văn nghệ, tổ chức sự kiện, lễ hội, hoạt náo, trò chơi dân gian… (đoạn từ đầu đường Thủ Khoa Huân đến nhà hàng Hoa Cau và phía trên công viên đoạn từ nhà hàng Hoa Cau đến Cầu Đi bộ).
Thời gian thực hiện được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn thí điểm dự kiến tổ chức lễ ra mắt tuyến phố đi bộ vào dịp lễ 30/4/2022. Các hoạt động trên tuyến phố đi bộ diễn ra vào tối thứ Bảy hàng tuần. Tùy theo tình hình thực tế có thể tăng lên 2 ngày là thứ Bảy và Chủ nhật).
Giai đoạn sau thí điểm: Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động của tuyến phố đi bộ, căn cứ tình hình thực tiễn, nhu cầu của du khách và nhân dân sẽ có phương án đầu tư các hạng mục cơ sở hạ tầng, các hoạt động văn hóa văn nghệ, các loại hình dịch vụ… và tổ chức thêm một số buổi trong tuần hoặc hàng đêm để phục vụ du khách.
Về kinh phí thực hiện, giai đoạn thí điểm được thực hiện từ nguồn ngân sách và vận động xã hội hóa cho một số hạng mục để đảm bảo tiến độ. Giai đoạn sau thí điểm sẽ được tính toán giao cho đơn vị chủ đầu tư đảm nhận, duy trì.
-
Hà Nội và Thái Nguyên tăng cường liên kết phát triển du lịch -
Tháng 4, đến Thái Nguyên trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc -
Nhiều hoạt động tôn vinh sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam -
Phú Yên lần đầu tiên có bảo vật quốc gia được công nhận -
Quảng Ninh đón gần 5,7 triệu lượt du khách trong quý I/2025 -
Nâng cao vị thế của Việt Nam trong mạng lưới du lịch toàn cầu -
Du lịch MICE - loại hình du lịch tiềm năng trong năm 2025
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn