-
Hóa chất độc hại trong thuốc lá nung nóng và nguy cơ đối với thế hệ trẻ -
Bí quyết giúp cai nghiện thuốc lá -
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong
Trên các chuyên trang hàng Nhật xách tay, loại bút Spcell GLP-1 Semaglutide được rao bán rộng rãi. Người bán giới thiệu đây là thuốc tiêm có thể hỗ trợ giảm cân ở người béo phì; điều trị bệnh tiểu đường loại 2, giảm nguy cơ mắc các biến cố tim mạch lớn như đột quỵ, nhồi máu cơ tim nhờ khả năng tăng cảm giác no lâu, tăng sản xuất insulin, giảm xơ vữa động mạch.
Được giới thiệu công năng giảm cân nhanh chóng, không cần luyện tập vất vả, ăn uống kiêng khem, nhiều phương pháp giảm cân đang được quảng cáo tràn lan, khó kiểm chứng chất lượng. |
Trước đó, Sở Y tế TP.HCM đã có thông tin cảnh báo người dân về tình trạng các cơ sở quảng cáo công nghệ "giảm béo công nghệ cao, không đau, không xâm lấn" bằng máy Laser, máy nâng cơ RF (Radio Frequency).
Tuy nhiên, trong lĩnh vực y tế, đối với hoạt động giảm béo, tài liệu hướng dẫn chưa ghi nhận việc sử dụng các máy Laser, RF trong điều trị giảm béo.
Ngoài ra, trong lĩnh vực y học cổ truyền đã được Bộ Y tế cho phép triển khai danh mục kỹ thuật trong việc hỗ trợ giảm béo bên cạnh các hoạt động vận động, tiết chế, dinh dưỡng hợp lý trong suốt quá trình điều trị.
Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo người dân hãy cân nhắc kỹ và đừng vội vàng sử dụng dịch vụ “giảm béo không xâm lấn” được quảng cáo trên các trang mạng xã hội khi chưa kiểm chứng rõ tính pháp lý trong hoạt động của cơ sở.
Về quảng cáo bút giảm cân, theo bác sỹ Lâm Văn Hoàng, Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, Spcell GLP-1 là thuốc tiểu đường, được nghiên cứu trên người tiểu đường và cho thấy những hiệu quả trong điều trị giảm đường huyết.
Đồng thời, nó có hiệu quả cho giảm cân, việc này đã được nghiên cứu trên nhóm dân số không mắc bệnh tiểu đường và cho thấy hiệu quả giảm cân tích cực.
Do đó, thuốc đã được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và các tổ chức béo phì trên thế giới chấp thuận là một thuốc điều trị giảm cân. Tuy nhiên, đây là loại thuốc chưa được cho phép sử dụng tại Việt Nam, do đó người dân cần cân nhắc.
Hiện một số quốc gia như: Canada, Úc, và một số quốc gia tại châu Á... đã cảnh báo về chất lượng của thuốc trôi nổi trên thị trường.
Theo một chuyên gia y tế, năm 2021, FDA chấp thuận dùng thuốc chữa tiểu đường Semaglutide dạng tiêm để chữa thừa cân, mở thêm cách chữa trị hiệu quả cho bệnh nhân thừa cân có BMI trên 27. Thuốc này chữa tiểu đường bằng cách tăng liều insulin trong cơ thể sau mỗi khi ăn.
GLP-1 tồn tại thời gian khá ngắn trong cơ thể, chỉ vài phút và sẽ bị các enzyme khác trung hoà. Thuốc GLP1 được chỉnh sửa để kháng với enzyme khiến thuốc này tồn tại lâu hơn, khoảng vài giờ, kích thích cơ thể sản xuất nhiều insulin hơn nhằm giảm lượng đường trong máu.
Vị chuyên gia cho biết thêm, cách GLP1 giảm cân không phải chỉ dựa vào chữa tiểu đường mà chủ yếu dựa vào ảnh hưởng của thuốc này lên não.
Các thụ thể (receptor) của cảm giác ăn no trên não sẽ nhận tín hiệu từ thuốc này. Vì vậy, người dùng thuốc sẽ cảm giác đã ăn no, bớt thèm ăn và không muốn ăn nữa, dẫn tới giảm cân.
Trong khi đó, bác sỹ Hoàng nhấn mạnh, không phải ai cũng có thể giảm cân giống nhau, đơn giản là do cách cơ thể mỗi người hấp thụ thức ăn và chuyển hoá chất dinh dưỡng khác nhau tùy vào giới tính, tuổi tác, và gen di truyền. Có người ăn 100 gram mỡ và hấp thụ vào 50 gram trong khi có người ăn cũng 100 gram mỡ mà chỉ hấp thụ 10 gram.
Do lượng hấp thụ khác nhau nên rủi ro tăng cân khác nhau. Có người ăn vào chỉ mất 1 ngày để thức ăn thải ra ngoài trong khi người khác mất 2 ngày. Vì vậy, thời gian lượng đồ ăn ở lại trong hệ tiêu hoá khác nhau dẫn đến hấp thụ khác nhau.
Các bệnh nền cũng sẽ ảnh hưởng đến chế độ hấp thu dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ như tiểu đường sẽ tăng rủi ro thừa cân và dễ hấp thụ mỡ vào máu hơn… Do vậy, tất cả những thuốc điều trị béo phì cần phải có chỉ định của bác sĩ, vì béo phì do nhiều nguyên nhân.
Theo các bác sỹ, thuốc GLP1 có tác dụng phụ hay gặp là ói mửa, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, đau dạ dày, tụt đường huyết, viêm dạ dày hay viêm ruột.
Nguy hiểm nhất là tăng rủi ro phát triển ung thư tuyến giáp C-cell (dù rất thấp) và viêm tuyến tụy cấp tính (Pancreatitis). Vì vậy, thuốc trên không nên dùng với những bệnh nhân có tiền sử ung thư tuyến giáp hay loại ung thư nội tiết MEN2.
Đồng quan điểm, theo TS.Nguyễn Quang Bảy, Trưởng Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, thuốc chủ vận thụ thể GLP-1 bản chất đầu tiên là thuốc đái tháo đường, về sau trong quá trình nghiên cứu và sử dụng các nhà nghiên cứu phát hiện ra tác dụng giảm cân.
Vì vậy thời gian gần đây trên thế giới và Việt Nam đã sử dụng để điều trị bệnh béo phì bên cạnh việc thay đổi lối sống. Khi đưa một lượng lớn vào cơ thể sẽ tác động lên não bộ gây mất cảm giác thèm ăn, thậm chí chán ăn khiến cho người sử dụng ăn ít đi, giảm cân.
Tuy nhiên, theo TS.Nguyễn Quang Bảy, ở Việt Nam cho đến thời điểm này mới có nhóm thuốc đồng vận GLP-1 duy nhất là Liraglutide được chỉ định vừa điều trị đái tháo đường, vừa điều trị béo phì là được phép sử dụng, còn những thuốc khác trong nhóm thuốc đồng vận GLP-1 khác thì chưa được phép nhập vào thị trường Việt Nam.
Theo các bác sỹ, với người có chỉ số cơ thể BMI lớn hơn 30, theo nghiên cứu sẽ đối diện một hoặc nhiều nguy cơ cùng lúc như: 52% viêm khớp gối, 51% tăng huyết áp, 40% ngưng thở khi ngủ, 35% triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD), 29% gan nhiễm mỡ không do rượu, 21% nhồi máu cơ tim, 21% đái tháo đường, 19% trầm cảm nặng, 9% hội chứng buồng trứng đa nang, 8% thiếu máu cục bộ, 3,5% suy tim sung huyết, 3% đột quỵ, tăng nguy cơ ung thư…
Tại Việt Nam có 13.9% người trưởng thành bị thừa cân và 1.7% bị béo phì, do đó đây là “tảng băng chìm” đang và sẽ sinh ra các bệnh nền, biến chứng tiềm ẩn của thừa cân, béo phì.
Do đó, người dân cùng ngành y tế cần nhận thức bảo vệ bản thân và gia đình, giảm cân, giảm mỡ nội tạng đẩy lùi bệnh tật, phòng các biến chứng kể trên.
Thế nhưng, người bệnh không nên tự giảm cân với các phương pháp như nhịn ăn cực đoan, uống thực phẩm chức năng và thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc, hút mỡ và phẫu thuật tại các cơ sở chưa được cấp phép của Bộ Y tế vì nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Việc tự giảm cân không phù hợp với tình trạng sức khỏe có thể khiến các bệnh nền như: tiểu đường, tăng huyết áp, suy tim, suy thận,… nặng hơn.
Theo bác sỹ Lâm Văn Hoàng, điều trị béo phì không phải chuyện ngày một ngày hai mà cả một quá trình cần có đủ thời gian để giảm cân bền, hiệu quả, tránh tăng cân lại.
Người bệnh cần thăm khám với bác sỹ, thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng, đưa ra giải pháp điều trị kết hợp dinh dưỡng, vận động, thuốc, quản lý bệnh nền, giảm nguy cơ biến chứng.
-
Bí quyết giúp cai nghiện thuốc lá -
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Tăng số trẻ mắc sởi và nhập viện do biến chứng -
Tin mới y tế ngày 21/12: Người đứng đầu bệnh viện chịu trách nhiệm nếu thiếu thuốc -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/12 -
2 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
3 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
4 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
5 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn