-
Kinh doanh và Phát triển Bình Dương nhận thầu 1.426 tỷ đồng từ thành viên Becamex IDC -
Doanh nghiệp bất động sản tấp nập phát hành trái phiếu dịp cuối năm -
Công ty Cảng Phước An muốn đầu tư 7.572,5 tỷ đồng vào phân kỳ 2 dự án cảng Phước An -
Kinh doanh khó khăn, PLC xin giảm hơn 50% kế hoạch lợi nhuận năm -
Vinafood II muốn bầu thêm thành viên Hội đồng quản trị -
PVS - tâm điểm rút ròng của khối ngoại
Cảng tàu khách quốc tế Nhà Rồng - Khánh Hội hỗ trợ phát triển kinh tế du lịch
CTCP Cảng Sài Gòn (mã SGP – sàn UPCoM) vừa gửi văn bản đề xuất lên Bộ Giao thông - Vận tải và UBND TP.HCM về dự án đầu tư Cảng tàu khách quốc tế Nhà Rồng - Khánh Hội, đây là một dự án quan trọng với tổng mức đầu tư ước tính lên đến 624,9 tỷ đồng.
Theo đề xuất, Dự án cảng tàu khách quốc tế Nhà Rồng - Khánh Hội được đề xuất xây dựng trên diện tích 68.618 m2, bao gồm khu 3 và một phần cầu K10 kéo dài tới đường Nguyễn Tất Thành, quận 4, TP.HCM. Mục tiêu của dự án là xây dựng một bến cảng đủ khả năng tiếp nhận tàu du lịch quốc tế, với sức chứa lên tới 1.000 hành khách, cùng với các dịch vụ neo đậu du thuyền.
Phối cảnh Dự án cảng tàu khách quốc tế Nhà Rồng - Khánh Hội. |
Bên cạnh bến cảng, dự án còn hướng tới việc xây dựng các khu phức hợp phục vụ quản lý khai thác, quảng trường, bến xe buýt và bãi đỗ xe phà. Cảng Sài Gòn đặt kế hoạch hoàn thành dự án trong khoảng thời gian từ năm 2025 đến 2027, với cơ cấu tài chính bao gồm 30% vốn tự có và 70% vốn vay từ các ngân hàng thương mại và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Cảng Sài Gòn khẳng định rằng dự án này hoàn toàn phù hợp với định hướng của thành phố và Chính phủ về việc di dời các cảng hàng hóa ra khỏi trung tâm, chuyển đổi chức năng khu vực cảng Nhà Rồng - Khánh Hội thành cảng phục vụ hành khách quốc tế.
Ông Nguyễn Lê Chơn Tâm, Tổng giám đốc Cảng Sài Gòn tin tưởng rằng với đề xuất này, Cảng Sài Gòn đặt tâm huyết gìn giữ di sản hơn 160 năm của mình, đồng thời phát triển trung tâm phục vụ khách du lịch tàu biển trong và ngoài nước, góp phần vào kinh tế du lịch của TP.HCM nói riêng và khu vực phía Nam nói chung.
Được biết, Cảng Nhà Rồng - Khánh Hội hiện nay đã đón tiếp nhiều tàu du lịch quốc tế có trọng tải lớn, như tàu Seabourn Encore dài 210m và hơn 1000 hành khách, Azamara Onward với 400 thuyền viên và hơn 600 hành khách, và tàu Silversea Cruises với 290 thuyền viên và 300 hành khách.
Theo quy hoạch hành khách đường biển đến cảng biển TP.HCM giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, dự kiến có khoảng 101.500 hành khách sẽ đến cảng khu vực sông Sài Gòn, trong đó có 81.200 khách quốc tế. Dự án Cảng Nhà Rồng - Khánh Hội không chỉ phục vụ khách quốc tế mà còn hướng tới khai thác dịch vụ vận tải nội địa, đặc biệt là các tuyến du lịch ven sông và tàu cao tốc kết nối với Vũng Tàu, Côn Đảo.
Sở hữu quỹ tiền mặt lên tới hơn 700 tỷ đồng
Xét về hoạt động kinh doanh, trong nửa đầu năm 2024, Cảng Sài Gòn ghi nhận doanh thu đạt 568,53 tỷ đồng, tăng 29,3% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 121,08 tỷ đồng, giảm nhẹ 8,6% so với cùng kỳ.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 26,2% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 41,27 tỷ đồng, lên 198,53 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 12,1%, tương ứng tăng thêm 3,7 tỷ đồng, lên 34,19 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 81,3%, tương ứng giảm 8,84 tỷ đồng về 2,04 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 191,2%, tương ứng tăng thêm 63,89 tỷ đồng, lên 97,31 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Về quy mô tài sản, tính tới ngày 30/6/2024, tổng tài sản của Cảng Sài Gòn tiếp tục tăng nhẹ 2,3% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 122,7 tỷ đồng, lên 5.489,3 tỷ đồng. Trong đó, riêng lượng tiền mặt mà Cảng Sài Gòn đang sở hữu lên tới 700,24 tỷ đồng, chiếm 12,8% tổng tài sản.
Theo tìm hiểu, Cảng Sài Gòn là doanh nghiệp được cổ phần hóa từ Công ty TNHH MTV Cảng Sài Gòn do Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ. Cảng Sài Gòn chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 1/10/2015.
Tính tới 30/6/2024, Công ty có 4 cổ đông lớn gồm Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam – CTCP sở hữu 65,45% vốn điều lệ; Công ty TNHH Phát triển Dịch vụ Thương mại Toàn Phát sở hữu 9,83% vốn điều lệ; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam sở hữu 9,07% vốn điều lệ; Ngân hàng TMCP Việt Nam sở hữu 7,44% vốn điều lệ; và các cổ đông khác sở hữu tổng cộng 8,21% vốn điều lệ.
-
Kinh doanh và Phát triển Bình Dương nhận thầu 1.426 tỷ đồng từ thành viên Becamex IDC -
Doanh nghiệp bất động sản tấp nập phát hành trái phiếu dịp cuối năm -
Công ty Cảng Phước An muốn đầu tư 7.572,5 tỷ đồng vào phân kỳ 2 dự án cảng Phước An -
Vinpearl dự kiến IPO trước cuối quý I/2025, huy động hơn 5.000 tỷ đồng
-
Saigonres tiếp tục lên kế hoạch tham vọng lãi 365 tỷ đồng trong năm 2025 -
Bị phạt vì tự thay đổi phương án sử dụng vốn -
Kinh doanh khó khăn, PLC xin giảm hơn 50% kế hoạch lợi nhuận năm -
Vinafood II muốn bầu thêm thành viên Hội đồng quản trị -
PVS - tâm điểm rút ròng của khối ngoại -
SCIC muốn thoái vốn, TTL bật tăng trần 3 phiên liên tiếp -
Concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" và "Anh trai Say Hi" bùng nổ, nhà sản xuất và nhà tài trợ hưởng lợi thế nào?
-
1 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 5: Kim chỉ nam cho mũi đột phá hạ tầng giao thông -
2 Bất động sản 2025 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn năm 2024; Người trúng đấu giá lô đất 262 triệu đồng/m2 đã nộp nửa tiền -
3 Nhà ở xã hội bắt đầu ra hàng -
4 Chuẩn bị chuyển giao bắt buộc tiếp 2 ngân hàng yếu; lãi suất tiếp tục tăng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/12
- 200 cửa hàng Jollibee - Hành trình lan tỏa niềm vui đến người tiêu dùng Việt Nam
- Taseco thông báo chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng (kỳ 3)
- Dai-ichi Life Việt Nam vinh dự xếp hạng 55 trong “Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam năm 2024”
- Trung tâm hỗ trợ K-seafood: Nâng tầm thủy sản Hàn Quốc ra thế giới
- Tôn Nam Kim - Top 10 Nơi làm việc tốt nhất ngành vật liệu xây dựng năm 2024
- Đồng hành phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành quản lý đô thị