Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Căng thẳng biển Đông không ảnh hưởng đến FDI vào Việt Nam
Thùy Liên - 05/06/2014 07:58
 
  Báo cáo mới công bố của HSBC về kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 6/2014 cho thấy, các nhà đầu tư chính vẫn không thay đổi và vốn FDI vẫn có xu hướng vào Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
HSBC: Sản xuất của Việt Nam đang nóng lên
HSBC: Lạm phát Việt Nam năm 2014 chốt ở mức 5,6%
   
  Theo HSBC, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là quan hệ chuỗi cung ứng chứ không phải quan hệ đầu tư  

Trong báo cáo mới được đưa ra, HSBC cho biết, chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng ngành sản xuất của HSBC (HSBC PMI)  tháng 5 giảm còn 52,5 điểm từ mức 53,1 điểm trong tháng 4. Điều này cho thấy, sản xuất tại Việt Nam tiếp tục được mở rộng dù có vài giai đoạn suy giảm.

HSBC dự đoán, trong vài tháng tới tăng trưởng sẽ chậm lại nhưng lĩnh vực này sẽ vẫn giữ được sự tăng trưởng và ngành sản xuất vẫn giữ được tính cạnh tranh.  

Liên quan đến căng thẳng trên biển Đông, báo cáo cho rằng, những tác động ngắn hạn từ căng thẳng biển Đông với nền kinh tế sẽ tương đối hạn chế, trừ ngành du lịch.

Tính từ đầu năm đến nay, tổng số khách Trung Quốc du lịch đến Việt Nam tăng 26,1%. HSBC dự đoán con số này sẽ giảm trong tháng sáu nhưng sẽ trở lại bình thường trong tháng Bảy. 

HSBC cũng cho rằng, căng thẳng trên biển Đông gần đây không ảnh hưởng đến vốn FDI vào Vệt Nam.

“Các nhà đầu tư chính vẫn không thay đổi và vốn FDI vẫn có xu hướng vào Việt Nam”, báo cáo nhận định.

Cũng theo HSBC, đầu tư nước ngoài đóng vai trò lớn trong việc tăng trưởng bền vững của Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là khi khối đầu tư công và tư trong nước đang giảm. Vốn FDI đang có ở Việt Nam, đa phần đến từ các nhà đầu tư Nhật, Hàn Quốc, Mỹ và Đài Loan.

Tuy vốn FDI đăng ký từ Trung Quốc tăng lên trong những năm gần đây nhưng tổng vốn đầu tư từ Trung Quốc còn nhỏ. Vì thế mối quan hệ kinh tế  giữa Việt Nam và Trung Quốc đơn thuần là mối quan hệ chuỗi cung ứng cấp 1 hơn là mối quan hệ đầu tư. Cụ thể, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Phần lớn hàng hóa nhập từ Trung Quốc dùng là nguyên liệu cho sản xuất dệt may như vải sợi, bông và máy móc. Tuy nhiên hàng tiêu thụ nhập khẩu từ Trung Quốc cũng khá lớn.

Và trong khi chưa thể đánh giá đầy đủ về sự tác động dài hạn, nhiều khả năng các nhà sản xuất tại Việt Nam sẽ cố gắng nội địa hóa nguyên liệu đầu vào để tăng cường quản lý chuỗi cung ứng của mình và giảm bớt sự phụ thuộc vào nguyên liệu từ Trung Quốc cũng như đáp ứng được yêu cầu của hiệp ước TPP.

Liên quan đến vốn FDI, báo cáo của HSBC cũng cho rằng,  các nước Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là Việt Nam và Indonesia nhiều khả năng hưởng lợi từ sự dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc. Tuy vậy, HSBC cũng khuyến cáo, Việt Nam cần lựa chọn kỹ các dự án FDI bởi không phải nguồn vốn nào cũng hiệu quả như nhau.

Để phát triển trong bối cảnh hiện nay, các chuyên gia của HSBC cho rằng, các bước tiếp theo mà Việt Nam cần làm là tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa tự do thương mại quốc tế thông qua các hiệp ước như hiệp ước Giao thương tự do (FTA) Việt Nam-Hàn Quốc, FTA Việt Nam-Châu Âu và Châu Á Thái Bình Dương (TPP). Đồng thời, phải cải thiện cơ sở hạ tầng hậu cần, giảm sự thiếu hụt lao động lành nghề và tăng khả năng quản lý chuỗi cung ứng và liên kết với các công ty nước ngoài.

“Điểm sáng trong tình hình này có lẽ là chính phủ Việt Nam sẽ đẩy nhanh tốc độ cải cách kinh tế. Rõ ràng trái banh đang nằm trên sân của chính phủ. Ngân hàng Trung ương đã cắt giảm lãi suất để hỗ trợ lực cầu trong nước. Tuy nhiên tăng trưởng tín dụng, từ đầu năm đến tháng Năm chỉ mới ở mức 1,3%. Chúng tôi tin tình hình cho vay sẽ tăng lên vào nửa cuối năm 2014. Nhiều khả năng ngân hàng nhà nước Việt Nam sẽ giữ lãi suất cho vay trên thị mở ở mức 5% đến cuối năm. Tuy nhiên vấn đề của Việt Nam không phải ở lãi suất mà là ở cơ cấu của nền kinh tế. Chúng tôi tin cơ cấu nền kinh tế sẽ trở nên tinh gọn và hiệu quả hơn để tăng tính cạnh tranh trong tương lai”, báo cáo viết.
 

Tháng 5, du khách quốc tế đến Việt Nam tăng 20% Tháng 5, du khách quốc tế đến Việt Nam tăng 20%

(Baodautu.vn) Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2014 ước đạt trên 674.000 lượt khách, bằng 90,4% so với tháng trước. Tuy nhiên, con số này vẫn tăng 20,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

10 điểm đến yêu thích của du khách quốc tế tại VN 10 điểm đến yêu thích của du khách quốc tế tại VN

Ngoài thủ đô Hà Nội các địa danh như Hội An, Huế, Sa Pa hay Đà Lạt cũng là những điểm đến ưa thích của khách nước ngoài.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư