-
Thái Bình: Tiếp nhận hơn 33,2 tỷ đồng ủng hộ khắc phục hậu quả bão Yagi -
Các hãng hàng không mở bán vé máy bay Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Hơn 290.000 trẻ mầm non, học sinh, sinh viên Đà Nẵng nghỉ học tránh mưa bão -
Cà Mau tổ chức kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc vào tháng 11/2024 -
Thông tin về phương án cung ứng sách giáo khoa sau lũ lụt -
Ngành giáo dục thiệt hại 1.200 tỷ đồng, mất 41.500 bộ sách giáo khoa do bão Yagi
Thời điểm này, khi đã biết điểm trúng tuyển, nhiều thí sinh và các bậc phụ huynh cũng bắt đầu rục rịch làm các thủ tục nhập trường. Lợi dụng điều này, đã xuất hiện các đối tượng lừa đảo yêu cầu thí sinh nộp lệ phí nhập học và những khoản khác, như tiền đặt cọc ở ký túc xá.
Nắm bắt thực trạng này, nhiều trường đại học đã ra cảnh báo khẩn đến thí sinh.
Ở khu vực phía Bắc, Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam (Hải Phòng) đã đăng thông tin cảnh báo về hình thức lừa đảo trực tuyến. Nhà trường nhận được phản ảnh về việc có một số đối tượng yêu cầu sinh viên chuyển khoản để đặt cọc ký túc xá hoặc sử dụng các dịch vụ khác mà trường cung cấp.
Trường ĐH Hàng Hải ra thông báo khẩn về tình trạng lừa đảo trực tuyến đang diễn ra. |
"Sinh viên tuyệt đối không được chuyển khoản cho bất kỳ tài khoản cá nhân nào qua mạng vì những lý do khác nhau", Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam nhấn mạnh.
Trước đó, Trường ĐH Y Hà Nội cũng nhận được thông tin về việc có một số đối tượng lợi dụng danh tiếng của nhà trường để thực hiện hành vi giả mạo, đăng tin đăng ký vào ký túc xá trên các nền tảng mạng xã hội…
Những đối tượng này sử dụng tài khoản Facebook liên lạc với các thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào Trường ĐH Y Hà Nội và yêu cầu các em này chuyển tiền để được đăng ký sớm chỗ ở ký túc xá.
Cuộc nói chuyện giữa sinh viên và một tài khoản mạo danh là giảng viên ĐH Y Hà Nội giúp sinh viên đăng ký vào ở ký túc xá.
|
Cụ thể, trên nhóm công khai có tên Đại học Y Hà Nội - HMU, khi một thành viên ẩn danh hỏi bao giờ thì đăng ký ký túc xá, tài khoản Hà Ngọc Ánh trả lời "đăng ký được rồi đấy", còn tài khoản Thu Hoàng cho biết "đăng ký sớm cho các bạn ở xa rồi nhé, với các bạn đỗ xét tuyển sớm".
Nhắn tin qua Facebook, tài khoản Thu Hoàng cho biết, nếu thí sinh đăng ký chỗ ở tòa nhà chất lượng cao thì đóng 5,5 triệu đồng, nếu tòa thường thì đóng 4,5 triệu đồng.
Khi thí sinh ngần ngại chưa gửi tiền thì tài khoản Thu Hoàng thúc giục với lý do "chiều nay họp chốt ký túc xá để đăng ký tạm vắng tạm trú cho sinh viên rồi".
TS Lê Thị Ngọc Anh, Trưởng phòng Công nghệ thông tin và truyền thông, Trường ĐH Y Hà Nội, khẳng định nhóm "Đại học Y Hà Nội - HMU" không liên quan đến bất kỳ đơn vị nào do Trường ĐH Y Hà Nội quản lý. Nhà trường khuyến cáo thí sinh chỉ đăng ký ký túc xá thông qua các kênh thông tin chính thức của nhà trường như website, cổng thông tin sinh viên hoặc liên hệ trực tiếp với phòng quản lý ký túc xá.
Ở khu vực phía Nam, Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh cũng đã phát cảnh báo gấp về việc một số thí sinh nhận được tin nhắn thông báo nhập học lạ có tên theo tên viết tắt của nhà trường.
Tin nhắn thí sinh và phụ huynh nhận được có nội dung: "HUIT - Chúc mừng bạn đã trúng tuyển chính thức! Mời bạn đến HUIT nhập học từ ngày 18/8 đến 17h00 ngày 27/8/2024. Đồng thời, HUIT tặng ngay ưu đãi 3 triệu đồng dành cho 2.000 thí sinh nhập học sớm nhất. Tra cứu kết quả tại: huit.edu.vn/kqtt. Liên hệ...".
Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh khẳng định, đây là tin nhắn lừa đảo trúng tuyển. Nhà trường thông báo đến thí sinh chỉ thực hiện việc đóng lệ phí nhập học theo hướng dẫn của trường tại trang website của nhà trường từ ngày 20/8 đến 27/8.
Trường Đại học Sài Gòn cũng đăng tải lên trang facebook chính thức việc tiếp nhận một số thí sinh trúng tuyển nhận được tin nhắn yêu cầu đóng lệ phí nhập học tại trường với số tiền là 6.953.000 vào số tài khoản ngân hàng theo hướng dẫn của tin nhắn đó.
Trường Đại học Sài Gòn khẳng định, Nhà trường không gửi tin nhắn hay thư điện tử yêu cầu thí sinh phải đóng lệ phí nhập học năm 2024.
Nhận thông tin yêu cầu đóng lệ phí, học phí từ những kênh thông tin không chính thống của Trường Đại học Sài Gòn qua điện thoại, tin nhắn, các trang nhóm Zalo, Facebook không thuộc quản lí của Nhà trường (không có dấu tích xanh);
Số tài khoản ngân hàng có tên chủ tài khoản ngân hàng nhận chuyển tiền không phải là "Trường Đại học Sài Gòn". Nhà trường không yêu cầu thí sinh, sinh viên chuyển tiền vào bất kỳ tài khoản cá nhân nào.
Trường ĐH Sài Gòn ra thông báo về chiêu thức cảnh báo lừa đảo |
Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh (HCMCOU). Trường đã đăng cảnh báo về việc giả mạo tài khoản ngân hàng của trường yêu cầu tân sinh viên chuyển khoản học phí nhập học.
Nhà trường cho biết, trong giai đoạn tân sinh viên nhập học, các đối tượng lừa đảo sinh viên bằng cách nhắn tin, gọi điện thoại, email... yêu cầu chuyển khoản học phí vào một tài khoản nào đó giả danh trường để hoàn tất thủ tục nhập học.
"Học phí nhập học là một trong các điều kiện để các bạn Tân sinh viên hoàn thành hồ sơ nhập học. Do đó, quý phụ huynh cùng các bạn Tân sinh viên hãy nâng cao cảnh giác, luôn kiểm tra kỹ thông tin và chỉ thực hiện giao dịch qua các kênh thông tin chính thức của trường!" - Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh thông tin.
Trường lưu ý, trường không nhận thanh toán học phí bằng hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt. Sinh viên chỉ thực hiện thanh toán qua các app mobile theo hướng dẫn hoặc đóng trực tiếp tại các quầy của các ngân hàng.
-
Thành phố Hà Nội công bố danh mục thủ tục hành chính mới -
Giải golf từ thiện “Tấm lòng vàng Nhà đầu tư” quy tụ 144 golfer tham gia thi đấu -
Cà Mau tổ chức kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc vào tháng 11/2024 -
Thông tin về phương án cung ứng sách giáo khoa sau lũ lụt -
Ngành giáo dục thiệt hại 1.200 tỷ đồng, mất 41.500 bộ sách giáo khoa do bão Yagi -
Truyền tải điện Đông Bắc 3: Giữ vững hệ thống truyền tải điện trước mưa to, bão lớn -
Đội tuyển cờ vua Việt Nam “bất bại” ở Olympiad 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/9 -
2 Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần -
3 Tỷ lệ "cược" Fed giảm lãi suất 0,5% đã lên 67%, Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,25% lãi suất trên kênh cầm cố -
4 TP.HCM: Tiếng là được “giải cứu”, nhưng nhiều dự án vẫn... bất động -
5 Đề xuất đầu tư 1.581 tỷ đồng xây nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với ĐT.991
- Keppel và Samsung ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh trong bất động sản
- SABECO hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau bão Yagi
- Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, vùng bão lũ vui đón Trung thu
- Đạt mốc 80.013 nhân sự, FPT khẳng định sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu
- VCB Digibank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi