
-
Intel sẽ nghiên cứu chính sách mới của Việt Nam để triển khai các dự án đầu tư
-
Đồng Tháp yêu cầu chủ đầu tư chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án
-
Đà Nẵng áp dụng thông lệ quốc tế trong thẩm định các dự án giao thông đô thị
-
Hà Tĩnh cần hơn 1.500 tỷ đồng nâng cấp Quốc lộ 1A qua Khu kinh tế Vũng Áng
-
Công - tư chung tay, Hà Nam tham vọng lớn với đô thị đại học quy mô hàng đầu cả nước -
Chưa tìm đủ nhà thầu xây đường nối vào cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu
![]() |
Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) bình quân 5 tháng đầu năm 2021 tăng 1,29% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn tốc độ tăng tương ứng của nhiều năm trước (năm 2020: tăng 4,39%; năm 2019: tăng 2,74%; năm 2018: tăng 3,01%; năm 2017: tăng 4,47%; năm 2016: tăng 1,59%…).
Trong 5 tháng qua, có 9 nhóm mặt hàng tăng giá, nhưng chỉ có 2 nhóm tăng cao hơn tốc độ chung (giao thông tăng 7,98%, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,8%). Lạm phát cơ bản bình quân 5 tháng năm nay thấp hơn cùng kỳ năm trước (0,82% so với 2,88%) và thấp hơn tốc độ tăng tương ứng về CPI bình quân trong 5 tháng năm nay (0,82% so với 1,29%).
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một số vấn đề cần cảnh báo về lạm phát trong thời gian tới.
Thứ nhất, là “nhập khẩu lạm phát”. Lạm phát trên thế giới có nguyên nhân chủ yếu từ lượng tiền “khủng” do các nền kinh tế lớn “bơm” ra trong hơn 1 năm qua, từ khi Covid-19 bùng phát (ước tính trên 20.000 tỷ USD, bằng GDP của nước Mỹ và bằng khoảng 1/4 GDP toàn cầu). Tình trạng lạm phát trên thế giới khiến giá nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tăng, làm cho chi phí đẩy - một yếu tố của lạm phát trong nước - tăng theo.
Thứ hai, là những yếu tố lạm phát trong nước.
Trong 5 tháng đầu năm, một số mặt hàng có tốc độ tăng CPI khá cao. Lương thực sau 5 tháng đã tăng 2,52%, bình quân 5 tháng tăng 5,75% (chủ yếu do giá gạo xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2021 tăng 12%); giao thông sau 5 tháng tăng 7,98%; giáo dục bình quân 5 tháng tăng 4,08% (chủ yếu do nhiều trường đại học đã thực hiện tự chủ về tài chính và một số địa phương, một số trường ngoài công lập tăng học phí đối với học sinh phổ thông, nhất là lớp 10 chuyên).
Kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm tăng thấp hơn nhập khẩu (30,7% so với 36,4%). Diễn biến đó chứng tỏ, quan hệ giữa sản xuất và sử dụng GDP bước đầu có sự thay đổi theo hướng sử dụng GDP tăng cao hơn so với sản xuất GDP. Tuy sử dụng tăng cao hơn sản xuất cũng góp phần tăng sản xuất, nhưng diễn biến đó cũng là yếu tố tác động đến lạm phát.
Một biểu hiện khác là tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng (đã loại trừ yếu tố giá) có xu hướng cao lên so với cùng kỳ năm 2020 (5 tháng đầu năm 2021 tăng 6,27%). Quan hệ cung - cầu đối với một số nhóm/mặt hàng cụ thể đã có sự thay đổi theo hướng tổng cầu tăng cao hơn so với tổng cung.
Yếu tố trực tiếp, yếu tố cuối cùng để lạm phát biểu hiện ra là tiền tệ - tín dụng. Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán cao hơn tốc độ tăng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng quý I/2021 đạt 2,93% (cao hơn mức 1,21% của cùng kỳ năm 2020). Dư nợ tín dụng đã lên tới 9,46 triệu tỷ đồng, bằng 150,4% GDP năm 2020. Tốc độ tăng huy động thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng dư nợ tín dụng (tính đến ngày 19/3/2021 tăng 0,54%) và thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng tương ứng 2,28% của cùng kỳ 7 năm trước đó, tính từ năm 2015).
Điều đó chứng tỏ, tiền từ ngân hàng ra thị trường nhiều hơn tiền từ thị trường vào ngân hàng, tạo sức ép tăng giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng. Diễn biến này do 2 yếu tố chủ yếu là lãi suất tiết kiệm giảm, hiện ở mức rất thấp (đã chuyển từ thực dương trong mấy năm trước sang gần như thực âm) và sự chuyển động của dòng tiền trên thị trường.
Cụ thể, một lượng tiền khá lớn của xã hội từ các nguồn đã đổ dồn vào bất động sản, làm giá bất động sản tăng nhanh, tăng lớn, tăng trên phạm vi rộng. Bên cạnh đó, một lượng tiền lớn được đưa vào thị trường chứng khoán (gần đây lên tới trên 27.000 tỷ đồng - 28.000 tỷ đồng/phiên). Nếu giá bất động sản, điểm số chứng khoán vượt đỉnh sang bên kia dốc, thì “bong bóng” sẽ vỡ, một lượng tiền ở thị trường này sẽ gây áp lực lớn lên giá hàng hóa, tiêu dùng và khiến lạm phát tăng cao.

-
Intel sẽ nghiên cứu chính sách mới của Việt Nam để triển khai các dự án đầu tư
-
Đồng Tháp yêu cầu chủ đầu tư chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án
-
Đà Nẵng áp dụng thông lệ quốc tế trong thẩm định các dự án giao thông đô thị
-
Quảng Ninh: Công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng
-
Hà Tĩnh cần hơn 1.500 tỷ đồng nâng cấp Quốc lộ 1A qua Khu kinh tế Vũng Áng -
Công - tư chung tay, Hà Nam tham vọng lớn với đô thị đại học quy mô hàng đầu cả nước -
Chưa tìm đủ nhà thầu xây đường nối vào cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu -
Sẽ có 4 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam thông xe trong dịp 30/4 -
Giao đầu mối chuẩn bị đầu tư cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum vốn 35.395 tỷ đồng -
Sửa đổi, bổ sung một số quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư -
Bộ Xây dựng đã giải ngân được 8.302 tỷ đồng, đạt 9,98% tổng kế hoạch năm 2025
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/4
-
2 Thị trường ghi nhận thêm 77 lô trái phiếu có vấn đề, trị giá 5.540 tỷ đồng
-
3 [Ảnh] Thiên đường du lịch Hồ Tràm hoang vắng sau cơn sốt bất động sản
-
4 TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2
-
5 Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội để Hải Phòng bứt phá
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp