
-
Bộ Y tế: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 sẽ đi vào hoạt động trong năm 2025
-
Thời tiết nồm ẩm làm tăng nguy cơ bùng phát dịch cúm
-
Cảnh giác với bệnh lý về mắt liên quan đến dịch cúm và sởi ở trẻ em
-
Tin mới y tế ngày 19/2: Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị cúm Tamiflu ở trẻ em
-
Chăm sóc da chuẩn khoa học: Một xu hướng tất yếu cho phụ nữ Việt -
Tai biến thẩm mỹ gia tăng đáng báo động
Viêm loét dạ dày - tá tràng là căn bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, thủng dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày. Đáng chú ý, căn bệnh này, vốn thường gặp ở người lớn, đang có xu hướng gia tăng ở trẻ em.
![]() |
Đau bụng là triệu chứng phổ biến nhất, gặp ở 81-97% trẻ mắc viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, đau bụng ở trẻ em thường không giống người lớn. |
Bé M.Đ.H. (12 tuổi, Hà Nội) đã phải nhập viện sau một tháng xuất hiện triệu chứng đau bụng âm ỉ vùng thượng vị, đặc biệt sau khi ăn. Ban đầu, tình trạng này chỉ tự khỏi, nhưng gần đây, đau bụng gia tăng, kèm theo các triệu chứng ợ hơi, ợ chua và nôn sau khi ăn. Trẻ còn chán ăn, mệt mỏi kéo dài khiến gia đình lo lắng và đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec để thăm khám.
Tại bệnh viện, bé được bác sỹ tiến hành thăm khám lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm cần thiết. Kết quả nội soi tiêu hóa cho thấy niêm mạc dạ dày có dấu hiệu sung huyết tại hang vị và tiền môn vị.
Ngoài ra, hành tá tràng xuất hiện hai ổ loét lớn, với kích thước 0,8 cm và 2 cm, đáy ổ loét lớn sâu và phủ giả mạc trắng. Kết quả test vi khuẩn HP dương tính. Kết luận, bé H. bị viêm dạ dày - loét hành tá tràng do vi khuẩn HP. Bé được yêu cầu nhập viện và điều trị theo phác đồ bác sĩ chỉ định.
Theo Ths.Dương Thị Thủy, chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em thường không có triệu chứng đặc hiệu, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng này ở trẻ em bao gồm đau bụng; nôn và buồn nôn; ợ hơi, ợ chua, chán ăn, đầy bụng, da xanh, chóng mặt...
Đau bụng là triệu chứng phổ biến nhất, gặp ở 81-97% trẻ mắc viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, đau bụng ở trẻ em thường không giống người lớn.
Đau thường xuất hiện quanh hoặc trên rốn, có thể xuất hiện trước hoặc sau bữa ăn. Trẻ thường bị đau bụng tái đi tái lại, khiến nhiều bậc phụ huynh nhầm lẫn với các vấn đề như rối loạn tiêu hóa hay đau bụng giun, dẫn đến việc chẩn đoán muộn.
Buồn nôn và nôn cũng là những triệu chứng phổ biến, gặp ở 30-47% trẻ em mắc viêm loét dạ dày tá tràng.
Khoảng 25-30% trẻ mắc viêm loét dạ dày tá tràng gặp phải các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua. Trẻ cũng có thể bị chán ăn do đau bụng và đầy hơi. Bố mẹ càng lo lắng và ép trẻ ăn, tình trạng sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến cả thể chất và tâm lý của trẻ.
Biểu hiện này thường là hậu quả của viêm dạ dày hoặc xuất huyết tiêu hóa gây thiếu máu mạn tính. Trẻ có thể da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, và khó tập trung.
Khi phát hiện trẻ có các triệu chứng nghi ngờ viêm loét dạ dày tá tràng, bác sỹ Thủy khuyến cáo các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên khoa tiêu hóa nhi để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều quan trọng: Đảm bảo trẻ ăn đủ dinh dưỡng, ăn đúng giờ và không để quá đói hoặc quá no. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ.
Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, ít mỡ và ít chất kích thích, đồng thời dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đảm bảo trẻ nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng và lo âu.
Tuyệt đối không để trẻ đói quá lâu và tránh ăn bữa cuối cùng quá gần giờ ngủ (nên cho trẻ ăn ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ). Không cho trẻ ăn thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng hoặc có quá nhiều gia vị.
Không cho trẻ uống nước có ga hoặc nước tăng lực. Không tự ý ngừng điều trị ngay cả khi trẻ cảm thấy đỡ.
Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng đau bụng hoặc khó chịu ở đường tiêu hóa, gia đình cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và chẩn đoán sớm, từ đó có phương án điều trị kịp thời.

-
Cảnh giác với bệnh lý về mắt liên quan đến dịch cúm và sởi ở trẻ em -
Tin mới y tế ngày 19/2: Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị cúm Tamiflu ở trẻ em -
Chăm sóc da chuẩn khoa học: Một xu hướng tất yếu cho phụ nữ Việt -
Tăng giá thuốc điều trị cúm để trục lợi sẽ bị xử phạt nghiêm khắc -
Thu hồi thuốc Rabewell-20 không đạt tiêu chuẩn chất lượng -
Từ ngày 18/2: Nhận và trả kết quả hồ sơ trực tuyến trong lĩnh vực an toàn thực phẩm -
Tin mới y tế ngày 18/2: Số ca mắc tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm gia tăng tại Hà Nội
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 20/2
-
2 Thời điểm lịch sử trọng đại của dân tộc thì phải có những quyết định lịch sử
-
3 Nhà đầu tư cần thận trọng khi đổ tiền vào đồng Pi
-
4 Quốc hội thông qua cơ chế đặc biệt phát triển đường sắt đô thị cho Hà Nội, TP.HCM
-
5 Quyết định đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đang đàm phán khoản vay với đối tác
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên
-
Dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản, Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế “top one” ngành proptech
-
SeABank thông báo mời thầu
-
BAC A BANK đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Trục đường 293 - “Thủ phủ mới” phía Đông của Bắc Giang