
-
Cơ quan thuế và Công an phối hợp trao đổi thông tin tạm hoãn xuất cảnh điện tử
-
Việt Nam - Belarus chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược
-
Tập trung 10 nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
-
Thẩm tra cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
-
Thứ trưởng Bộ Tài chính dẫn đầu đoàn doanh nghiệp Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư tại Hoa Kỳ -
Quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Belarus
Xăng dầu tăng giá, tất yếu ngân sách thêm nguồn thu. Minh chứng là qua 2 lần tăng giá bán lẻ xăng dầu gần đây nhất (ngày 21/3/2016 và 5/4/2016), chỉ riêng dầu thô (chưa tính xăng dầu thành phẩm) đã đem về cho ngân sách nhà nước 3.700 tỷ đồng trong tháng 4, bằng 154% số thu từ dầu thô bình quân 3 tháng đầu năm, cho dù sản lượng dầu thô khai thác tháng 4 giảm mạnh.
Song đằng sau sự tăng giá xăng dầu là mối lo “bóng ma lạm phát” sẽ quay trở lại một khi có thêm nhiều yếu tố cộng hưởng khác. Số liệu thống kê hàng tháng, hàng quý cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Việt Nam tăng hay giảm thường song hành với diễn biến giá xăng dầu. Đơn cử, năm 2015, CPI chỉ tăng 0,6% so với năm 2014 có nguyên nhân quan trọng do giá xăng dầu giảm liên tục, với tổng mức giảm lên tới 24,77% so với năm 2014.
![]() |
Nhiều tín hiệu cho thấy khả năng CPI sẽ tăng mạnh trong những tháng cuối năm. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Giá xăng dầu giảm tất yếu kéo theo giá chất đốt (gas) cùng chỉ số giá nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng và giao thông giảm... góp phần đáng kể khiến CPI năm 2015 tăng thấp.
Ở chiều ngược lại, diễn biến giá xăng dầu từ nửa cuối tháng 3/2016 gia tăng đã tác động làm CPI trong tháng tăng 0,16%, kéo theo chỉ số giá giao thông, nhà ở và vật liệu xây dựng, cùng nhiều hàng hóa, dịch vụ khác tăng theo. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến CPI trong tháng 4/2016 tăng 0,33% so với tháng trước đó và tăng 1,33% so với tháng 12/2015.
Với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, lạm phát hàng năm dao động quanh mức 4-5% sẽ khuyến khích đầu tư, khuyến khích tiêu dùng, thúc đẩy phát triển kinh tế. Trên lý thuyết, nếu tốc độ tăng CPI từ nay đến cuối năm bình quân như 4 tháng vừa qua thì năm 2016, CPI sẽ ở mức 4-5%. Mức tăng này không chỉ bảo đảm mục tiêu đã được Quốc hội thông qua, mà còn góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo GDP tăng trưởng bền vững.
Tuy vậy, nhiều tín hiệu cho thấy khả năng CPI sẽ tăng mạnh trong những tháng cuối năm.
Thứ nhất, lương cơ sở của khu vực hành chính, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng được điều chỉnh tăng từ 1,15 triệu đồng/tháng lên 1,21 triệu đồng/tháng kể từ ngày 1/5/2016, đồng nghĩa với việc có thêm một lượng tiền lớn đổ vào thị trường.
Thứ hai, hạn hán ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và khu vực miền Trung, cộng với việc giá gạo xuất khẩu tăng mạnh trong thời gian gần đây đã và đang khiến nhóm hàng lương thực có xu hướng tăng giá.
Thứ ba, tình trạng hải sản chết chưa rõ nguyên nhân ở các tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý sử dụng hải sản hàng ngày của người tiêu dùng, khiến các mặt hàng thực phẩm khác tăng giá.
Thứ tư, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng đang có xu hướng tăng trở lại, khiến chi phí đầu vào sản xuất tăng, làm tăng giá thành sản phẩm, đẩy giá bán nhiều loại hàng hoá, dịch vụ tăng theo.
Thứ năm, theo quy luật, vào những tháng hè, nhu cầu nghỉ mát, du lịch của người dân tăng mạnh, cộng thêm với kỳ thi đại học, cao đẳng diễn ra vào tháng 6, tháng 7 và khai giảng năm học mới vào cuối tháng 8, đầu tháng 9, sẽ đẩy giá dịch vụ ăn uống, lưu trú, đi lại, đồ dùng học tập, may mặc, giày dép… tăng mạnh.
Cuối cùng, giá điện, nước sinh hoạt cũng “nhấp nhổm” tăng do nhu cầu sử dụng điện, nước vào mùa hè của người dân tăng cao.
Như vậy, nếu giá xăng dầu trên thị trường thế giới tiếp tục tăng như 4 tháng đầu năm, cộng với 6 lý do trên, thì nhiều khả năng mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 5% như Quốc hội đã đặt ra sẽ khó thực hiện. Khi đó, mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô bị phá vỡ, GDP khó có thể đạt mức tăng 6,7% như kế hoạch đề ra.
Có lẽ đã đến lúc các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường vai trò quản lý nhà nước, tham gia nhiều hơn vào việc kiểm soát tốc độ CPI. Trước mắt có thể tạm thời chưa tăng giá điện, nước, điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục ở mức hợp lý, kiểm soát chặt lãi suất ngân hàng, tăng cường thanh tra, kiểm soát thị trường, không để xảy ra tình trạng tổ chức, cá nhân tự ý tăng giá hàng hoá, dịch vụ… Đặc biệt, phải thực hiện ngay 10 nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu mới đây của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2016.

-
Cơ quan thuế và Công an phối hợp trao đổi thông tin tạm hoãn xuất cảnh điện tử
-
Việt Nam - Belarus chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược
-
Phối hợp thúc đẩy các dự án trọng điểm tại Đà Nẵng để tạo động lực phát triển
-
Tập trung 10 nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
-
Giải thể Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật -
Thẩm tra cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân -
Thái Bình cần xác định rõ được lợi thế so sánh và cơ hội nổi trội của mình -
Thứ trưởng Bộ Tài chính dẫn đầu đoàn doanh nghiệp Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư tại Hoa Kỳ -
Quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Belarus -
Sẽ tiếp tục rút ngắn quy trình, thủ tục để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài -
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra sắp thăm chính thức Việt Nam
-
Nhà xưởng xây sẵn cho thuê Spectrum Nghệ An của Soilbuild International đã sẵn sàng bàn giao
-
Kinh Bắc khởi công Khu công nghiệp Tràng Duệ 3, tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM