-
Ra mắt bánh Tràng Tiền tiếp nối 66 năm “Hương vị vượt thời gian” -
Hà Nội báo động lũ tại Thường Tín và Phú Xuyên -
Đà Nẵng hỗ trợ các tỉnh phía Bắc 25 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 3 -
Hỗ trợ học sinh khó khăn, bổ sung sách giáo khoa cho địa phương ảnh hưởng mưa bão -
Nhiều huyện ngoại thành Hà Nội đối mặt với nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất -
Để trúng vào hệ trung cấp công an nhân dân năm 2024, cần đạt bao nhiêu điểm?
Theo dự thảo Thông tư, mỗi cảnh quay nhạy cảm dự kiến sẽ không quá 5 giây và không được lặp lại quá 3 lần trong 1 phim. (Trong ảnh: Một cảnh quay táo bạo trong phim “Mỹ nhân kế”)
Giới hạn những cảnh quay nhạy cảm
Một trong số những điều nhận được sự quan tâm của bản dự thảo Thông tư là quy định về những cảnh nhạy cảm trong phim. Theo đó, mỗi cảnh quay nhạy cảm dự kiến sẽ được gói gọn trong thời lượng không quá 5 giây và không được lặp lại quá 3 lần trong một phim. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, quy định này nếu được thông qua chắc chắn sẽ gây tranh cãi bởi trong điện ảnh thì mỗi phim có cách thể hiện khác nhau và việc “ốp” khung thời gian xem ra không phải giải pháp tối ưu.
Đấy là chưa kể cảnh nhạy cảm nên được Hội đồng duyệt phim cân nhắc kỹ lưỡng xem có phản cảm, thừa thãi không hay là tham gia vào việc phục vụ cho kết cấu nội dung phim. TS Ngô Phương Lan - Cục trưởng Cục Điện ảnh cũng thừa nhận có những phim như “Nước 2030” có cảnh quay nhạy cảm kéo dài tới hơn 1 phút nhưng vẫn được duyệt giữ lại khi ra rạp. Vì vậy cơ quan quản lý điện ảnh cũng đang phân vân việc có nên áp dụng khung thời lượng chung cho những cảnh quay này hay không.
Có một quy định được bản dự thảo Thông tư nhắc đến khá kỹ là về vấn đề khỏa thân trong phim. Tuy nhiên, quy định này được cho là mới chỉ nhắc đến các nhân vật nữ mà “bỏ sót”… nhân vật nam. Nói như lời của một đạo diễn lâu năm trong nghề thì đối với nhiều cảnh quay, nếu như nam giới được phép khỏa thân tự do hơn nữ giới, mà lại quay từ phía trước thì… “không ổn chút nào”.
Về điều này, TS Ngô Phương Lan cho biết, việc khỏa thân từ phía sau ở nhân vật nam đã có tiền lệ trong phim ảnh Việt, thậm chí từng xuất hiện trong cả các phim chiến tranh như “Những người viết huyền thoại” hay “Mùi cỏ cháy” mà vẫn được Hội đồng duyệt giữ lại vì không thấy có vấn đề gì. Các phim này cũng đều được đánh giá cao về mặt nghệ thuật. Tuy nhiên, vấn đề này cũng sẽ được xem xét lại trong bản dự thảo.
Nói “không” với rượu bia, thuốc lá
Sự nhạy cảm ở các cảnh quay không chỉ nằm ở yếu tố “nóng” mà còn ở nhiều yếu tố khác được bản dự thảo Thông tư nhắc đến như: không khuyến khích đưa những hình ảnh về thuốc lá, rượu, các chất có cồn... lên phim. Một thành viên trong Hội đồng Duyệt phim Quốc gia cho rằng, khi chưa có bản dự thảo Thông tư này thì hầu như các cảnh quay uống rượu, hút thuốc… khi duyệt đều bị cắt vì liên quan đến yếu tố thương mại.
Tuy nhiên, đại diện một đơn vị phát hành lại băn khoăn có những phim như “Biệt động Sài Gòn”, nhân vật bắt buộc phải hút thuốc lá mới ra đúng “chất” chứ hoàn toàn không liên quan đến vấn đề quảng cáo cho sản phẩm nào cả. Vì thế, việc “tuýt còi” những hình ảnh kiểu thế này cũng nên được Hội đồng duyệt phim xem xét tùy theo từng trường hợp và cảnh quay cụ thể chứ không nên đánh đồng.
Sẽ thu phí thẩm định phim
Theo như bản dự thảo Thông tư thì việc phân loại phim chiếu rạp sẽ không chỉ có một cấp độ là 16+ (tức là cấm trẻ em dưới 16 tuổi) mà sẽ có thêm phim 13+ (cấm trẻ em dưới 13 tuổi) và phim 18+ (cấm trẻ em dưới 18 tuổi). Ngoài các cấp độ hạn chế này ra, các phim còn lại sẽ được dán nhãn dành cho người xem mọi lứa tuổi.
Việc phân loại này sẽ dựa trên các tiêu chí về chủ đề, nội dung, mức độ bạo lực, khỏa thân, tình dục, ma túy, ngôn ngữ thô tục và tính chất kinh dị trong mỗi tác phẩm điện ảnh. Tuy nhiên, các nhà sản xuất phim theo dự kiến sẽ phải đóng phí thẩm định phân loại phim. TS Ngô Phương Lan cho biết, việc đặt ra mức thù lao cho việc thẩm định phim đã được thực hiện từ lâu trên thế giới, ngay ở những nước có nền công nghiệp điện ảnh lớn như Mỹ.
Theo đó, việc thẩm định phim không bắt buộc nhưng nếu không phân loại thì hầu như các rạp không nhận chiếu vì không có độ an toàn. Mẫu phân loại phim ở Mỹ theo đại diện Cục Điện ảnh là không khác mấy so với mẫu thẩm định phim ở Việt Nam, chi phí cho việc thẩm định thì dao động từ vài trăm USD đến vài chục nghìn USD. Cũng theo bà Lan, chi phí này nếu áp dụng ở Việt Nam thì sẽ làm các nhà sản xuất và phát hành phim “choáng” nên cơ quan quản lý đang xem xét trước khi có con số cụ thể, nhưng chắc chắn việc này sẽ được thực hiện trong thời gian tới.
-
Nhiều huyện ngoại thành Hà Nội đối mặt với nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất -
Hải Phòng di dời khẩn cấp 330 hộ dân ở các chung cư cũ nguy hiểm -
Để trúng vào hệ trung cấp công an nhân dân năm 2024, cần đạt bao nhiêu điểm? -
Sau bão số 3, nước lũ tiếp tục dâng cao tại nhiều huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh -
Ứng viên giáo sư trẻ tuổi nhất năm 2024 là ai? -
Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 -
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chỉ định: Chưa tổ chức dạy học nếu thiếu an toàn
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam
- Japfa trao 300 phần quà hỗ trợ học sinh đến trường
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”