-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
. |
Hiện vẫn chưa có gì chắc chắn rằng, Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành với tổng mức đầu tư hơn 1,6 tỷ USD sẽ hoàn tất các thủ tục điều chỉnh thời gian thực hiện công trình để Bộ tài chính kịp gửi thư đề xuất gia hạn Hiệp định khung MFF và Hiệp định vay vốn lần 2 tới Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trước ngày 31/5/2020.
Lộ trình “giải cứu” công trình trọng điểm sử dụng vốn vay ADB và vốn ODA của Nhật Bản chính thức khởi động vào ngày 22/5, khi Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh có công văn hỏa tốc yêu cầu một số bộ chức năng khẩn trương có ý kiến bằng văn bản về kiến nghị điều chỉnh Dự án của Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), gửi về Văn phòng Chính phủ trước ngày 25/5/2020 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, vào ngày 21/5, Bộ GTVT đã có công văn kiến nghị Thủ tướng cho phép gia hạn thời gian thực hiện Dự án đến ngày 31/12/2023; gia hạn thời gian thực hiện Hiệp định vay ADB của Dự án, gồm Hiệp định khung MFF và Hiệp định vay lần 2 trị giá 286 triệu USD đến ngày 31/12/2023. Trong đó, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án là cơ sở để gia hạn hiệp định vay vốn ADB.
Cần phải nói thêm rằng, văn bản này của Bộ GTVT được phát hành ít giờ sau khi Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 75/NQ – CP về việc xử lý vướng mắc đối với một số dự án đầu tư của các doanh nghiệp do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMCS) làm đại diện chủ sở hữu, trong đó có việc các bộ hay CMSC sẽ là cơ quan chủ quản các dự án sử dụng vốn đầu tư công do các doanh nghiệp thuộc Ủy ban làm chủ đầu tư.
Đây chính là nút thắt lớn nhất khiến một số dự án hạ tầng, trong đó có việc điều chỉnh Dự án có tính chất đầu tư công, được đánh giá là động lực tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối Đông Nam Bộ, TP.HCM với Đồng bằng sông Cửu Long bế tắc gần 2 năm qua.
Nút thắt này chỉ được gỡ bỏ sau khi Nghị quyết số 75 xác định Bộ GTVT là cơ quan chủ quản và sẽ tiến hành trình thủ tục điều chỉnh Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành lên Thủ tướng Chính phủ.
Hiện cả Bộ GTVT và chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đang phải chịu áp lực rất lớn khi chỉ có 8 ngày để hoàn tất toàn bộ thủ tục rất phức tạp mà nếu triển khai theo quy trình thông thường, thì phải mất ít nhất 6 tháng. Do không còn thời gian dự phòng, nên chỉ cần một khâu trục trặc, trễ tiến độ 1 - 2 ngày, thì việc gia hạn Hiệp định vay vốn lần 2 với ADB (dự kiến hết hạn vào 30/6/2020) sẽ bất thành.
Trước đó, cách đây đúng 1 năm, cũng với lý do do không kịp điều chỉnh Dự án, VEC đã đánh mất quyền giải ngân phần còn lại Hiệp định vay vốn lần thứ nhất của ADB trị giá 350 triệu USD. Nếu mất cả 2 hiệp định vay vốn nói trên, thif tổn thất với Dự án là rất lớn do các gói thầu xây lắp sử dụng vốn vay ADB mới chỉ giải ngân chưa đầy 60% khối lượng và chủ đầu tư hiện chưa tìm ra bất cứ nguồn nào để bù đắp.
Không có vốn bổ sung đồng nghĩa với việc hơn 15.000 tỷ đồng đã được đưa vào Dự án kể từ năm 2014 đến nay sẽ mãi là những khối lượng dở dang, không có công năng sử dụng, trong khi lẽ ra phải hoàn thành vào cuối năm nay như mục tiêu ban đầu.
Bên cạnh các nguyên nhân như vướng giải phóng mặt bằng, sự yếu kém về năng lực của chủ đầu tư, nhà thầu... sẽ có người đặt câu hỏi về trách nhiệm xử lý vướng mắc trong việc xác định cơ quan chủ quản và cấp quyết định đầu tư tại các dự án do VEC làm chủ đầu tư sau khi đơn vị này được chuyển giao từ Bộ GTVT và CMSC.
Một cán bộ của chủ đầu tư đã không thể giải thích được với nhà tài trợ vì sao việc xác định đơn vị trình chủ trương điều chỉnh Dự án giữa 2 cơ quan nhà nước cùng thuộc Chính phủ là Bộ GTVT và CMSC lại khó khăn tới mức khiến chủ đầu tư mất gần 2 năm để giải quyết. Điều này khiến tiến độ thi công trên công trường gần như tê liệt.
Ngoài bài học đắt giá liên quan đến thủ tục, trình tự đầu tư xây dựng cơ bản, hiện còn cần câu trả lời xác đáng cho việc cơ quan, đơn vị hay cá nhân nào sẽ phải chịu trách nhiệm, khiến Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành rơi vào nguy cơ vỡ trận, trong khi những điều kiện cần và đủ ban đầu rất thuận lợi.
Ở góc độ khác, việc khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án không chỉ giữ uy tín quốc gia, tránh tiếp tục gây lãng phí lớn, mà quan trọng hơn, còn góp phần thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường nguồn vốn đầu tư, sớm hoàn thành các dự án lớn, qua đó tạo động lực duy trì tăng trưởng, giúp nền kinh tế vượt qua tác động tiêu cực của dịch bệnh, thực hiện các mục tiêu kinh tế lớn của Kế hoạch 2016 - 2020.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025