
-
Nhựa Tiền Phong khởi động Tổ hợp Giáo dục Tiền Phong hơn 1.162 tỷ đồng
-
Bàn giải pháp thích ứng chính sách thuế mới, bảo vệ thị trường xuất khẩu
-
Sức ép tuân thủ lớn với doanh nghiệp xuất hàng vào EU
-
Hải Phòng: Khánh thành nhà máy công nghệ vật liệu mới HMT 87 triệu USD
-
Vietjet khai thác đường bay Côn Đảo từ Hà Nội và TP.HCM - Kết nối hành trình văn hóa, tâm linh và nghỉ dưỡng xanh -
Thép Nam Kim khởi động dự án ở Chu Lai; Vinalink nói gì về Amazon; HAGL nhờ chuối
Tham dự phiên thảo luận tại tổ về Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), với tư cách là đại biểu dự thính, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thành viên Ban Soạn thảo Dự luật, ngồi khá lặng lẽ trong góc phòng của Tổ đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội.
![]() | ||
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) đặc biệt nhấn mạnh công tác hậu kiểm. Ảnh: Đức Thanh |
Im lặng lắng nghe các quan điểm trái chiều, ông Cung cho biết, đó là câu chuyện thường tình đối với việc xây dựng luật và ông cũng đã quá quen với việc này sau nhiều năm kinh nghiệm tham gia xây dựng các luật liên quan đến doanh nghiệp (DN) và đầu tư.
“Điểm mấu chốt nhất, đổi mới nhất của Dự thảo Luật Doanh nghiệp vẫn chính là sự chuyển đổi tư duy từ kinh doanh những ngành nghề đã đăng ký sang những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Điều này đã được quy định trong Hiến pháp và giờ được cụ thể hóa trong Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)”, ông Cung cho biết.
Từ xuất phát điểm này, Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã đề xuất bãi bỏ việc ghi ngành nghề đăng ký kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký DN. Đây cũng là điều đã được ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Tập đoàn Kinh Bắc (đại biểu TP.HCM) nhận định là điểm tiến bộ nhất của Dự thảo Luật.
Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi những băn khoăn quanh việc có nên ghi ngành nghề đăng ký kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký DN hay không.
“Không ghi ngành nghề kinh doanh thì tạo sự thông thoáng, DN sẽ phấn khởi, nhưng sẽ lại khó cho công tác thống kê, hoạch định chính sách. Để có ‘đầu ra’ cho công tác thuế, thống kê, hậu kiểm…, vẫn nên ‘phân loại’ các mảng ngành lớn, như công nghiệp, thương mại, thực phẩm…”, đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (TP.HCM) bày tỏ quan điểm.
Liên quan đến quy định này, mặc dù cho rằng, không ghi ngành nghề đăng ký kinh doanh sẽ tạo thuận lợi do DN, song Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung (Giám đốc Công an TP. Hà Nội, đại biểu TP. Hà Nội) không khỏi băn khoăn, bởi việc này sẽ gây khó khăn cho công tác thanh tra, hậu kiểm.
“Vẫn cần quy định mỗi DN phải đăng ký ngành nghề kinh doanh của mình, thậm chí ứng với mỗi ngành nghề phải có quy định về vốn pháp định tương ứng, cả trình độ chuyên môn của lãnh đạo DN”, vị Giám đốc Công an TP. Hà Nội nói và dẫn thực tế về việc không ít DN không vốn kinh doanh, nhưng vẫn kê khai vốn hàng chục tỷ đồng, gây con số ảo trong thống kê về thực trạng DN Việt Nam.
Chưa kể, việc thông thoáng trong khâu “tiền kiểm” sẽ dẫn đến tình trạng không ít DN được thành lập chỉ để mua bán hóa đơn lòng vòng, hay hợp thức hóa các hoạt động lừa đảo. Ông Chung đề xuất, Dự thảo Luật phải quy định chặt chẽ hơn khâu hậu kiểm để đảm bảo DN đã đăng ký kinh doanh là tồn tại và hoạt động, tránh hiện tượng DN “ma”.
DN “ma”, trên thực tế không chỉ là nỗi lo của ông Chung, mà còn là của các đại biểu Quốc hội khác. Một cách thẳng thắn, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cho rằng, đơn giản thủ tục hành chính là cần thiết, nhưng phải chặt chẽ. “Tình trạng công ty ma thời gian qua không phải là ít. Vì thế, hồ sơ thành lập DN cần có lý lịch tư pháp. Và tuy không ghi ngành nghề kinh doanh cụ thể vào giấy chứng nhận đăng ký DN, nhưng cũng cần phải ghi mã ngành nghề, nhóm ngành hoạt động để khi cần, cơ quan chức năng sẽ dễ dàng thống kê và quản lý”, ông Ngân nói.
Dẫu câu chuyện về việc vừa qua có một công ty giật tiền DN khác lên tới 5 - 6 triệu USD, nhưng cơ quan quản lý lại không biết tìm DN này ở đâu để xử lý, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) nhấn mạnh rằng, Dự thảo Luật Doanh nghiệp lần này khi sửa đổi phải đặt nặng công tác hậu kiểm, tăng cường chế tài xử lý sau cấp phép.
“Cần xem lại vấn đề thực thi pháp luật và cơ chế hậu kiểm. Luật cần tăng cường trách nhiệm hậu kiểm. Tư duy thông thoáng, cởi mở là đúng, nhưng cơ chế hậu kiểm và chế tài cần chặt chẽ”, ông Nghĩa nói.
* Chuyên mục Góp ý Luật Doanh nghiệp sửa đổi tại Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn được thực hiện từ nay đến tháng 10/2014. * Tòa soạn mong nhận được góp ý, đề xuất, kiến nghị của quý độc giả, các chuyên gia kinh tế, luật sư, doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp về các nội dung của Luật Doanh nghiệp sửa đổi. Nội dung góp ý sẽ được tổng hợp, chuyển tới Ban Soạn thảo. * Nội dung góp ý vui lòng gửi về địa chỉ: [email protected]. * Ban Biên tập Báo Đầu tư điện tử trân trọng mọi đóng góp, chia sẻ của quý độc giả. |
Nguyên Đức
-
Vietjet khai thác đường bay Côn Đảo từ Hà Nội và TP.HCM - Kết nối hành trình văn hóa, tâm linh và nghỉ dưỡng xanh -
Vai trò của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình -
Thép Nam Kim khởi động dự án ở Chu Lai; Vinalink nói gì về Amazon; HAGL nhờ chuối -
Dolphin Sea Air Services Corporation ra mắt Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang -
Các sản phẩm của Masan Consumer được UBND TP.HCM vinh danh -
Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập -
Doanh nhân trẻ Đà Nẵng bàn hướng “ứng biến” trước tác động thuế quan
-
Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Co-opBank thành công tốt đẹp
-
VietNam Land chính thức ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura
-
Tiên phong ứng dụng công nghệ mới, Meey Group tiếp tục chinh phục giải Sao Khuê 2025
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025