
-
VNG tăng trưởng doanh thu 22%, đạt hơn 9.200 tỷ đồng
-
VNPT cung cấp gói cước Internet tốc độ tối thiểu 300Mbps
-
iOS 18.4 có gì mới?
-
Trải nghiệm tiện lợi, nhanh chóng với dịch vụ công trực tuyến tại cửa hàng MobiFone
-
Khuynh hướng đánh giá nhân sự bằng phân tích dữ liệu -
Thông tin mới nhất về iPhone gập
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho biết, tuyến cáp quang biển quốc tế Asia America Gateway (AAG) vừa gặp sự cố mới.
Tuyến cáp biển hiện bị lỗi trên nhánh cáp S1I, kết nối Internet từ Việt Nam đi Hong Kong (Trung Quốc). Nguyên nhân được xác định là do đứt đoạn cáp trên nhánh này. Tuy nhiên, hiện tại, đối tác quốc tế chưa có thông báo với các nhà mạng tại Việt Nam có sử dụng tuyến cáp AAG về kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố mới xảy ra.
![]() |
Tuyến cáp quang biển AAG lại gặp sự cố lần thứ 3 trong năm 2021 |
Trong năm 2021, tuyến cáp biển AAG đã gặp sự cố vào các ngày 22/6 và 19/7. Các sự cố này lần lượt hoàn thành công tác khắc phục, sửa chữa vào các ngày 12/7 và 20/8.
Tuy nhiên, ngay trước đó, vào ngày 11/8, đơn vị quản lý tuyến cáp đã phát hiện lỗi mới trên phân đoạn S1B từ Hong Kong đi Singapore của tuyến cáp biển AAG. Vì thế, từ trung tuần tháng 8, mới chỉ khôi phục lại được dung lượng AAG đi Hong Kong, dung lượng AAG Việt Nam - Singapore vẫn tiếp tục bị mất.
Nguyên nhân của sự cố phát sinh mới trên tuyến cáp AAG vào ngày 11/8 được xác định là do lỗi cáp ở phân đoạn S1B. Đơn vị quản lý tuyến cáp biển đã điều tàu sửa chữa song vì nhiều lý do, thời gian dự kiến khắc phục xong sự cố này liên tục bị lùi, từ ngày 22/9 sang ngày 6/10 và hoàn tất vào ngày 10/10.
Ở thời điểm hiện tại, bên cạnh AAG vừa gặp sự cố mới, tuyến cáp biển Asia Africa Europe 1 (AAE-1) cũng đang gặp lỗi. Theo kế hoạch, dự kiến 2 lỗi trên nhánh cáp S1H của tuyến cáp biển AAE-1 sẽ được sửa trong thời gian từ 2 - 6/11 tới.
Asia America Gateway (AAG) là tuyến cáp quang biển được đưa vào khai thác từ hơn 11 năm trước, vào tháng 11/2009. Có chiều dài 20.191 km, cáp AAG kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ.
Các quốc gia và vùng lãnh thổ tuyến cáp biển này đi qua gồm có Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (nhánh cáp rẽ vào Việt Nam dài 314 km, điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong (Trung Quốc), Philippines và Hoa Kỳ (Guam, Hawaii và California). Dù nhiều lần gặp sự cố, song cho đến nay theo đánh giá của các chuyên gia, lưu lượng AAG vẫn được nhiều nhà mạng trong nước sử dụng với tỷ lệ lớn.

-
iPhone 17 Air siêu mỏng nhưng đánh đổi nhiều tính năng -
Doanh nghiệp mất 10 năm để tham gia vào chuỗi cung ứng của Intel -
Cú hích SpaceX trên thị trường viễn thông Việt Nam -
VNPT cung cấp gói cước Internet tốc độ tối thiểu 300Mbps -
iOS 18.4 có gì mới? -
Trải nghiệm tiện lợi, nhanh chóng với dịch vụ công trực tuyến tại cửa hàng MobiFone -
Khuynh hướng đánh giá nhân sự bằng phân tích dữ liệu
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn