-
Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu -
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp -
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng -
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ
Dưới đây là chia sẻ của chị Phương Thảo, 42 tuổi, hiện sống tại TP.HCM.
Tôi là nhân viên văn phòng một công ty công nghệ, chồng làm trong ngành xây dựng, thu nhập hai vợ chồng dao động khoảng 30-35 triệu/tháng. Chúng tôi có hai con nhỏ, đang học trường tiểu học công lập gần nhà. Nếu chia thu nhập bình quân đầu người, gia đình tôi ở mức trung bình của thành phố. Chúng tôi chưa có nhà to, không có xe hơi, nhưng nhìn chung cuộc sống không khó khăn. Gia đình vẫn dẫn nhau đi ăn hàng vào dịp cuối tuần hay vào các ngày kỷ niệm, vẫn đi du lịch xa hai lần/năm, đi loanh quanh gần TP.HCM thì không tính được. Tôi có thẻ tín dụng mua trước thanh toán sau, nên khi sắp cạn tiền mặt, tôi sẽ tích cực dùng thẻ, đong gạo cũng vào siêu thị để thanh toán bằng thẻ. Đó là một lý do khiến chúng tôi không mấy khi túng thiếu nhưng cũng không thể tiết kiệm được.
Vợ chồng tôi may mắn mua được một ngôi nhà một trệt một lầu, diện tích đất 42 m2 ngay sau khi cưới vào năm 2006 ở quận 6, lúc giá đất còn tương đối rẻ, bằng của hồi môn và vay mượn người thân một ít. Khi con bắt đầu đi học, chúng tôi đã có ý định tiết kiệm tiền xây lại nhà, nhưng thường các khoản tiết kiệm chỉ được vài chục triệu đã bị lấy ra dùng mất, nào là đổi xe máy, nào là lắp thêm máy lạnh, hay đi du lịch nước ngoài, cho con học thêm khóa học nào đó... nên ý định xây lại nhà vẫn chưa thực hiện được.
Thường mỗi tháng nhận lương, tôi đều chuyển vài triệu vào tài khoản tiết kiệm online. Chồng cũng đưa cho tôi một nửa số thu nhập của anh để lo việc nhà, còn giữ lại một nửa để chi tiêu cá nhân. Tuy nhiên, tiết kiệm online gửi dễ nên rút ra cũng dễ, chỉ vài cú click chuột là tôi có thể chuyển khoản tiền tiết kiệm vào tài khoản ATM thông thường và rút ra để tiêu. Đến kỳ thanh toán thẻ tín dụng mà chưa có lương thì đương nhiên tôi lại phải tất toán tài khoản tiết kiệm online để có tiền trả nếu không sẽ bị phạt lãi suất rất cao. Dù có dự định tiết kiệm, nhưng rồi cuối cùng tôi vẫn không tiết kiệm nổi. Tôi thỉnh thoảng cũng dằn vặt bản thân về việc không sao giữ được tiền của mình, nhưng rồi đâu lại vào đấy.
Số tiền phải trả hàng tháng của chị Thảo (cột trái là gốc, cột giữa là lãi và cột cuối là tổng) - Ảnh: NVCC |
Hồi tháng 3/2015, anh trai chồng tôi bị đau ruột thừa, phải vào bệnh viện mổ cấp cứu. Ngay khi đưa anh vào bệnh viện, gia đình phải tạm ứng viện phí 10 triệu. Không đủ tiền, vợ anh đành gọi điện cầu cứu chồng tôi mang tiền vào đóng giúp, dù thu nhập của gia đình anh khoảng 40 triệu/tháng. Lúc đó, may là chồng tôi vừa nhận lương nên mới có tiền hỗ trợ anh trai. Nếu sự việc xảy ra trước kỳ lĩnh lương, có lẽ chúng tôi cũng không biết kiếm đâu tiền ra để cho mượn. Dù là sự việc của người khác nhưng khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi lo lắng nếu như mình bất ngờ đổ bệnh vào giữa đêm khuya, nhập viện mà không có khoản tiền đóng viện phí thì không biết sẽ ra sao. Nửa đêm, đi vay mượn đâu có dễ. Hai thẻ tín dụng tổng hạn mức 62 triệu/tháng chỉ có thể dùng để mua hàng chứ đâu rút được tiền mặt để chi trả cho những trường hợp cấp bách.
Vậy là tôi bàn với chồng vay tiền ngân hàng để để dành. Chồng tôi gạt phắt đi, nói rằng tôi lẩn thẩn, tự nhiên đi nuôi ngân hàng. Dịp cuối năm trước, tôi vốn liên tục được mấy nhân viên bên ngân hàng mời vay tiền tiêu dùng, nhưng lúc đó tôi từ chối.
Tôi đành giấu chồng việc vay tiền. Vay tiêu dùng, dạng tín chấp, tôi chỉ cần nộp bản sao kê lương hàng tháng, bản photocopy chứng minh nhân dân, hộ khẩu, hợp đồng lao đồng và được nhân viên ngân hàng đến tận công ty đưa hồ sơ cho tôi khai. Tôi vay 94 triệu, lãi suất 14,75%, trả dần đều mỗi tháng hơn 3,2 triệu. Tuy nhiên, nếu tháng nào trả không đúng kỳ hạn, tôi sẽ bị ngân hàng phạt và không cho hưởng mức lãi suất ưu đãi này nữa. Vì sợ bị phạt nên tôi trả tiền rất nghiêm túc. Tính ra sau 3 năm, tôi phải trả lãi ngân hàng khoảng 23 triệu.
Sau khi được giải ngân, tôi bỏ thêm vào đó 6 triệu, đem ra một ngân hàng khác gửi tiết kiệm, kỳ hạn 1 năm. Vì gửi qua sổ, phải giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, nên tôi biết, với bản tính lười đi lại của mình, tôi sẽ không động vào số tiết kiệm này nếu không có việc gì thực sự cấp bách. Sau 3 năm, số tiền này đem lại cho tôi khoản lãi xấp xỉ 20 triệu. Như vậy, thực ra tôi chỉ mất hơn 3 triệu cho cái việc “lẩn thẩn” vay tiền ngân hàng để để dành của mình, mà tôi đã thực sự tiết kiệm được tiền.
Đến khi gần hoàn thành khoản vay này, tôi mới dám kể với chồng. Chồng vẫn chê tôi lẩn thẩn nhưng cho rằng với những người không có khả năng tự tiết kiệm, kém cỏi trong quản lý tài chính như vợ chồng tôi thì đây cũng là một giải pháp chấp nhận được. Số tiền chênh lệch chúng tôi chịu thiệt coi như là chi phí trả cho người khác tiết kiệm hộ mình. Hiện nay, dù đã trả xong khoản nợ vay ngân hàng nhưng mỗi tháng tôi vẫn chủ động trích 3,5 triệu gửi tiết kiệm. Nhờ có đà từ vụ vay mượn đó nên giờ chúng tôi tự tiết kiệm không quá khó khăn nữa. Vợ chồng tôi cũng đang lên kế hoạch vay một khoản tín chấp nữa để có thêm một sổ tiết kiệm, rồi hướng tới việc xây lại nhà.
Ông Nguyễn Văn Tùng, cán bộ tín dụng một ngân hàng thương mại cổ phần cho biết, không ngân hàng nào chấp nhận cho khách vay tiền để để dành. Tuy nhiên với các khoản vay tín chấp và số tiền vay không quá lớn so với thu nhập của khách, ngân hàng thường không quá để ý đến mục đích vay tiền. Có điều, khách cần nhớ mỗi khoản vay là một cam kết dài hạn, yêu cầu khách phải có tính kỷ luật trong quản lý tài chính và thực hiện các khoản thanh toán thường kỳ trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.
Ông Tùng cũng cho rằng, với những người mà khả năng tiết kiệm kém như gia đình chị Thảo, việc chịu một khoản nợ của ngân hàng cùng những chế tài phạt nếu trả gốc và lãi hàng tháng chậm sẽ buộc họ phải nghiêm khắc với tiền bạc hơn.
-
Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu -
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp -
Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng
-
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng -
Eximbank khẳng định không nhận được quyết định thanh tra hoạt động cấp tín dụng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025