
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
-
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
-
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân
Tập đoàn Cargill vừa khánh thành Trung tâm Ứng dụng công nghệ (TAC) cho tôm tại tỉnh Bạc Liêu, thủ phủ của ngành nuôi tôm tại Việt Nam. Trung tâm ứng dụng công nghệ này được thiết kế để giúp cho người nuôi trồng thủy sản tiếp cận được những công nghệ mới nhất và ứng dụng những giải pháp tốt nhất trong nuôi trồng để cho ra những sản phẩm thủy hải sản lành mạnh và tăng lợi nhuận. Với diện tích 1,2 héc-ta, Trung tâm sẽ có 15 ao nuôi và thử nghiệm, 1 cơ sở đào tạo và một trạm nghiên cứu. Đây là trung tâm ứng dụng công nghệ thứ ba của Cargill tại khu vực Nam Á và là trung tâm thứ hai tại Việt Nam. Trước đó vào đầu năm 2017, Công ty đã khánh thành và đưa vào sử dụng trung tâm ứng dụng công nghệ đầu tiên tại tỉnh Tiền Giang, chuyên phục vụ cho người nuôi cá. “Trung tâm Ứng dụng công nghệ của chúng tôi sẽ áp dụng các kiến thức và công nghệ nuôi tôm từ khắp nơi trên thế giới theo các điều kiện thực tế và phù hợp với Việt Nam,” ông Jesper Clausen, Giám đốc Ứng dụng công nghệ, ngành Dinh dưỡng thủy sản Cargill tại châu Á, cho biết. Cũng theo ông Jesper Clausen, tại Việt Nam, điều này sẽ giúp cho người nuôi trồng giải quyết được những thách thức như dịch bệnh trong nuôi tôm và giúp cải thiện hiệu quả chăn nuôi hiện nay thông qua áp dụng những kỹ thuật mới, sử dụng các loại thức ăn cải tiến, góp phần nâng cao hiệu quả chung cho ngành nuôi tôm trong nước. Cùng với việc ra mắt Trung tâm Công nghệ, Cargill cũng đã giới thiệu giải pháp iQShrimp™ nhằm giúp người nuôi tôm Việt Nam quản lý rủi ro, ra các quyết định hiệu quả hơn. Cụ thể, phần mềm iQShrimp thu thập dữ liệu từ các ao nuôi tôm thông qua các thiết bị di động, các bộ cảm biến và thiết bị cho ăn tự động để ghi lại dữ liệu về kích cỡ con tôm, chất lượng nước, hình thái cho ăn, các điều kiện về sức khỏe và thời tiết. Hệ thống này sau đó kết hợp các thông tin về sản xuất và môi trường vào một “bảng điều khiển vận hành trực tiếp” để cung cấp các dữ liệu chi tiết và đưa ra các khuyến nghị ví dụ như chiến lược quản lý cho ăn và ngày thu hoạch tối ưu cho người nuôi tôm. Giải pháp phần mềm này hiện đã sẵn sàng phục vụ các khách hàng trên toàn cầu và có thể được tùy biến theo những nhu cầu đặc thù của người nuôi địa phương.
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
-
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
-
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân -
Bài 5: Tư nhân không xin được thương, chỉ xin được thấy -
Hải quan tăng kiểm tra xuất xứ hàng hóa -
Các Tập đoàn lớn của Việt Nam tiếp xúc song phương với US EXIM Bank -
Gỡ vướng trong thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới
-
Sheraton Hanoi West ra mắt nhiều lựa chọn “Staycation” cho mùa hè 2025