-
Nữ giám đốc chỉ đạo để ngoài sổ sách kế toán gần 200 tỷ đồng -
Vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Xét xử sơ thẩm 17 bị cáo -
Một khu đất “gánh” hai quy hoạch -
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả?
Thị trấn Trâu Quỳ (huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội) có tốc độ đô thị hóa cao, nên nhiều đối tượng tìm cách chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất ở để trục lợi. |
Dùng thủ đoạn thuê người có công với cách mạng đứng tên
Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội vừa mở phiên xét xử 7 bị cáo trong vụ án liên quan tới các sai phạm về đất đai xảy ra tại huyện Gia Lâm.
Theo đó, bị cáo Nguyễn Ngọc Thuần (sinh năm 1963), cựu Phó chủ tịch UBND huyện Gia Lâm, bị đưa ra xét xử về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bị cáo Lương Văn Thành (sinh năm 1957), cựu Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm; Lý Duy Khoa (sinh năm 1989), cựu cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm; Nguyễn Bá Hoán (sinh năm 1973), cựu Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND thị trấn Trâu Quỳ; Phan Thế Long (sinh năm 1976), cán bộ địa chính thị trấn Trâu Quỳ; Nguyễn Quang Hải (sinh năm 1954), cán bộ đã nghỉ hưu, bị đưa ra xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Bị cáo Hoàng Văn Thành (sinh năm 1965, trú tại quận Long Biên) bị đưa ra xét xử về hai tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Theo cáo trạng, năm 2011, Hoàng Văn Thành và Ngô Thị Thanh Thủy (đã chết) góp tiền mua 9 thửa đất nông nghiệp của 9 hộ dân, với tổng diện tích 5.233 m2 tại Tổ dân phố Cửu Việt (thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm).
Hội đồng Xét xử đánh giá, bị cáo Hoàng Văn Thành có vai trò khởi nguồn trong vụ án, do đó tuyên phạt tổng cộng 26 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Trong khi đó, bị cáo Nguyễn Ngọc Thuần, cựu Phó chủ tịch UBND huyện Gia Lâm bị phạt 36 tháng tù, cho hưởng án treo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Các bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ 3 năm 6 tháng đến 4 năm 6 tháng tù.
Do đây là đất nông nghiệp trồng lúa, không được phép chuyển nhượng cho người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nên UBND huyện Gia Lâm có văn bản yêu cầu các bên hủy bỏ giao dịch. Tuy nhiên, 9 hộ dân không trả lại tiền nên Thành và Thủy vẫn là người sử dụng khu đất trên.
Năm 2011, Hoàng Văn Thành lập Công ty cổ phần Kinh doanh tổng hợp - xây dựng và phát triển nhà Thành Đạt, với mục đích xin lập dự án xây dựng nhà liền kề để bán đất.
Sau khi chấp thuận chủ trương vào năm 2012, UBND huyện Gia Lâm tiếp tục có văn bản gửi UBND TP. Hà Nội xin chủ trương đầu tư dự án, nhưng chưa được chấp thuận.
Thời điểm năm 2015, 2016, Thành và Thủy nhờ người đứng tên nhận ủy quyền định đoạt 8/9 thửa đất trên với 8/9 hộ gia đình (8 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn mang tên các hộ dân này); cùng với đó, nhóm của Thành lập hồ sơ đề nghị tách từ 9 thửa thành 29 thửa đất nông nghiệp và được Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Gia Lâm đồng ý.
Để chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở đô thị và xin miễn giảm tiền sử dụng đất từ 70-90%, Hoàng Văn Thành và Nguyễn Quang Hải đã thuê 29 người có công với cách mạng đứng tên các thửa đất trên, với số tiền từ 30 đến 50 triệu đồng/người.
Tiếp đó, 29 người này được nhóm của Thành yêu cầu ký hợp đồng công chứng ủy quyền cho Thành, Thủy và Hải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Do vướng quy hoạch nên có 3/29 thửa đất không được chuyển đổi mục đích sang đất ở.
Chuyển đổi trái phép 3.400 m2 đất nông nghiệp thành đất ở
Cơ quan tố tụng xác định, ngày 7/6/2016, UBND huyện Gia Lâm có chủ trương cho phép chuyển hơn 5.100 m2 đất nông nghiệp nằm xen kẹt trong khu dân cư tại Tổ dân phố Cửu Việt và giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Phòng Quản lý đô thị huyện Gia Lâm giải quyết.
Hoàng Văn Thành và Nguyễn Quang Hải sau đó thường xuyên đến UBND huyện Gia Lâm gặp Lương Văn Thành và Nguyễn Ngọc Thuần nhờ giải quyết hồ sơ liên quan.
Sau khi hoàn thiện hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng và xin miễn giảm tiền sử dụng đất, nhóm trên đã gửi đến UBND thị trấn Trâu Quỳ và được Phan Thế Long tiếp nhận 26 hồ sơ.
Viện Kiểm sát cáo buộc, các bị cáo Phan Thế Long, Nguyễn Bá Hoán, Lý Duy Khoa, Lương Văn Thành biết rõ các thửa đất này là của Hoàng Văn Thành và đây không phải là đất nông nghiệp nằm xen kẹt, nhưng vẫn lập hồ sơ, hoàn thiện thủ tục và đề xuất cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng 26 thửa đất, với diện tích 3.400 m2 và xin miễn giảm tiền sử dụng đất.
Bên cạnh đó, bị cáo Nguyễn Ngọc Thuần với vai trò Phó chủ tịch UBND huyện Gia Lâm phụ trách lĩnh vực này đã không kiểm tra hiện trạng các thửa đất và điều kiện miễn giảm tiền sử dụng đất; trong hồ sơ không có kiến nghị của UBND cấp xã nơi những người có công cư trú, kèm xác nhận của UBND cấp huyện. Từ đó đã ký 26 quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng và 26 quyết định miễn giảm tiền sử dụng đất trái quy định, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 20,4 tỷ đồng.
Sau khi được chuyển đổi mục đích, Hoàng Văn Thành, Ngô Thị Thanh Thủy, Nguyễn Quang Hải đã tách 26 thửa đất này thành 58 thửa để bán cho nhiều người.
Trong vụ án này, Lương Văn Thành, cựu Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm được Hoàng Văn Thành hứa hẹn cho 200 m2 đất; Lý Duy Khoa được cho 30 triệu đồng và hứa hẹn bán rẻ cho 1 suất đất.
Hoàng Văn Thành cũng khai, nhiều lần cùng Nguyễn Quang Hải đến gặp các lãnh đạo UBND huyện Gia Lâm để nhờ giúp đỡ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tạo điều kiện miễn giảm tiền sử dụng đất. Qua đó, Thành đã nhờ Hải đưa hơn 4 tỷ đồng cho lãnh đạo UBND huyện Gia Lâm trước dịp 1/5/2016; đưa 1,3 tỷ đồng cho cựu Phó chủ tịch Nguyễn Ngọc Thuần.
Cơ quan điều tra xác định, ông Lê Anh Quân, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm (nhiệm kỳ 2011-2016) đã giao cho Nguyễn Ngọc Thuần, là Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực tài nguyên, môi trường và các phòng chuyên môn, do đó, ông Thuần phải chịu trách nhiệm về các vi phạm trên.
Quá trình điều tra không chứng minh được ông Quân có sai phạm trong việc cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với 26 thửa đất trên, nên Cơ quan điều tra không đề cập xử lý.
Ngoài ra, đối với 58 hộ dân đã mua lại 58 thửa đất trên, cơ quan tố tụng xác định, bản thân những người này không biết việc các thửa đất bị chuyển mục đích sử dụng trái quy định, do đó được đánh giá là người thứ ba ngay tình.
Lừa góp vốn vào dự án, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng
Liên quan tới khu đất trên, quá trình điều tra cũng xác định, bị cáo Hoàng Văn Thành đã có hành vi đưa ra thông tin gian dối nên anh Bùi Trung S. góp 9,25 tỷ đồng để đầu tư, sau đó bị Thành chiếm đoạt.
Cụ thể, từ tháng 9/2016, Hoàng Văn Thành giới thiệu trong tổng diện tích đất tại Tổ dân phố Cửu Việt của mình còn hơn 1.800 m2 đất nông nghiệp; trong đó có 470,4 m2 vẫn đứng tên 5 người dân, hiện Thành đang làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng.
Trên thực tế, Thành biết rõ diện tích đất trên bị vướng chỉ giới đường đỏ, vướng quy hoạch cây xanh và đường giao thông, nên không thể chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở.
Đầu năm 2019, Hoàng Văn Thành vẫn đề nghị anh S. góp vốn để Thành chuyển mục đích sử dụng số đất trên cho anh S., với giá 20 triệu đồng/m2; đồng thời cam kết hoàn thành trong 4 tháng.
Tin lời Thành, anh S. đã nhiều lần chuyển tổng cộng 9,25 tỷ đồng để góp vốn. Vậy nhưng, sau khi nhận tiền, Thành không thực hiện như cam kết, mà chiếm đoạt sử dụng chi tiêu cá nhân. Đến nay, Thành chưa khắc phục số tiền đã chiếm đoạt.
Tại tòa, bị cáo Hoàng Văn Thành không thừa nhận tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” như Viện Kiểm sát truy tố, mà lập luận rằng, đây là hoạt động góp vốn để đầu tư chung, do đó có thể mang lại lợi nhuận hoặc rủi ro. Bởi thế, bị cáo Thành cho rằng, sau thời điểm anh S. đầu tư cùng bị cáo để chuyển mục đích sử dụng số diện tích đất trên, đã gặp rủi ro nên “phải chấp nhận”.
Tuy nhiên, Hội đồng Xét xử khẳng định, từ hồ sơ vụ án và lời khai của các bị cáo, bị hại tại tòa, có căn cứ để xác định Hoàng Văn Thành biết diện tích đất trên không thể chuyển đổi mục đích sử dụng, nhưng vẫn nhiều lần yêu cầu anh S. góp tiền theo thỏa thuận, sau đó không thực hiện như cam kết, mà chiếm đoạt.
-
Vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Xét xử sơ thẩm 17 bị cáo -
Sai phạm trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Thanh Hóa -
Một khu đất “gánh” hai quy hoạch -
Hai dự án nhà máy xử lý rác tại Đà Nẵng: 10 năm vẫn nằm trên giấy -
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Quảng Ngãi: Loạt dự án dang dở gây lãng phí -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC
- Four Points by Sheraton Hà Giang chính thức ra mắt
- Giáng sinh đầu tiên của cư dân khu đô thị trung tâm thành phố Cao Bằng
- Khơi mạch nguồn yêu thương
- KPMG công bố Báo cáo CEE 2024: Kết nối công nghệ và con người để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an ký kết triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá