
-
Chứng khoán VIX lên kế hoạch lãi tham vọng 1.200 tỷ đồng trong năm 2025
-
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025
-
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội
-
Doanh thu Hodeco tăng 16% trong quý I/2025 lên 98,97 tỷ đồng
-
ĐHĐCĐ FPT Retail: Ước tính doanh thu quý I/2025 đạt 11.670 tỷ đồng, tăng 29% -
Cảng Phước An ghi nhận lỗ kỷ lục 112,6 tỷ đồng sau khi đưa cảng vào vận hành
Nhựa Bình Minh cho biết ngày 1/6/2025 tới đây, Công ty sẽ miễn nhiệm vị trí Tổng giám đốc của ông Chaowalit Treejak với lý do sức khoẻ.
![]() |
Ông Chaowalit Treejak (Nguồn: BMP) |
Ở chiều ngược lại, Nhựa Bình Minh sẽ bầu ông Niwat Athiwattananont đang giữ vị trí Giám đốc nghiên cứu và công nghệ chất dẻo tại Công ty SCG Chemicals Public Company Limite (Thái Lan) vào vị trí Tổng giám đốc từ ngày 1/6/2025, kỳ hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Theo tìm hiểu, tân Tổng giám đốc Nhựa Bình Minh sinh ngày 17/11/1969 tại Bangkok (Thái Lan) và không sở hữu cổ phiếu BMP.
Thêm nữa, về người từ nhiệm, ông Chaowalit được đề cử vào Hội đồng quản trị Nhựa Bình Minh từ tháng 4/2021. Sau đó ông giữ chức Tổng Giám đốc Nhựa Bình Minh từ tháng 8/2022. Đến tháng 4/2023, ông Chaowalit được bầu làm Phó Chủ tịch HĐQT Nhựa Bình Minh.
Trong đó, ông Chaowalit sinh năm 1966, trình độ chuyên môn cử nhân Hoá và tham gia Nhựa Bình Minh từ năm 2021.
Được biết, tại thời điểm 31/12/2024, Nhựa Bình Minh ghi nhận chỉ có một cổ đông lớn là Nawaplastic Industries Co., Ltd sở hữu 54,99% vốn điều lệ và còn lại 45,01% vốn điều lệ thuộc về các cổ đông khác.
Quay trở lại lịch sử, kể từ năm 2018 khi sở hữu trên 50% vốn điều lệ sau khi cổ đông Nhà nước thoái, cổ đông Nawaplastic Industries tiếp tục nâng sở hữu lên 54,99% vốn điều lệ và trở thành Công ty mẹ của Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh.
Trong đó, sau khi tiếp quản năm 2018 tới nay, bên cạnh việc bổ nhiệm các lãnh đạo như ông Sakchai Patiparnpreechavud vào vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị từ ngày 24/4/2018, bổ nhiệm ông Chaowalit Treejak vào vị trí Tổng giám đốc từ ngày 1/8/2022 và bổ nhiệm hàng loạt lãnh đạo cấp cao thì từ năm 2018 tới nay liên quan tới cổ đông Thái Lan Nawaplastic Industries, Ban lãnh đạo mới đã liên tục duy trì chính sách cổ tức hấp dẫn khi dùng phần lớn lợi nhuận kiếm được chia hết cho cổ đông.
Được biết, theo lịch sử trả cổ tức tiền mặt, năm 2019 trả tỷ lệ 50%, năm 2020 trả tỷ lệ 63,2%, năm 2021 trả tỷ lệ 26%, năm 2022 trả tỷ lệ 84% và đặc biệt năm 2023 trả tỷ lệ lên tới 126%. Trong đó, năm 2021 trả tổng cộng 99,3% tổng lợi nhuận kiếm được cho cổ đông; năm 2022 trả 99% tổng lợi nhuận kiếm được cho cổ đông; và năm 2023 tiếp tục trả 99% tổng lợi nhuận sau thuế cho cổ đông.
Việc thực hiện phân phối gần như toàn bộ lợi nhuận kiếm được cho cổ đông, điều này trong ngắn hạn đã giúp Nawaplastic Industries thu về số tiền lớn nhờ nắm giữ số lượng lớn cổ phiếu. Tuy nhiên, nhược điểm là doanh nghiệp sẽ không bổ sung thêm nguồn vốn đầu tư phát triển.
Thực tế, tại thời điểm 31/12/2017 (trước khi cổ đông Thái Lan tiếp quản), Nhựa Bình Minh sở hữu là 1.238 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển và tại thời điểm 31/12/2024, quỹ đầu tư phát triển còn lại 1.157,3 tỷ đồng, giảm 80,7 tỷ đồng so với thời điểm trước khi tiếp quản.
Chủ yếu thực hiện chia gần hết lợi nhuận kiếm được hàng năm để trả cổ tức cho cổ đông mà không có hoạt động đầu tư nào đáng kể, đồng thời chịu ảnh hưởng gián tiếp từ thị trường bất động sản dẫn tới nhu cầu tiêu thụ nhựa suy giảm và đặc biệt giảm thị phần dẫn tới Nhựa Bình Minh đã báo cáo kết quả kinh doanh đi lùi.
Trong năm 2024, Nhựa Bình Minh ghi nhận doanh thu giảm 10,5%, về 4.615,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm 4,8%, về 990,76 tỷ đồng và biên lợi nhuận gộp tiếp tục cải thiện từ mức 41%, lên 43,1%.
Như vậy, sau khi đạt đỉnh lợi nhuận năm 2023 trên 1.000 tỷ đồng (đạt 1.041 tỷ đồng), lợi nhuận của Nhựa Bình Minh đã giảm trở lại trong năm 2024 về mức dưới 1.000 tỷ đồng.
Về kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, ngày 1/4 tới đây, Nhựa Bình Minh sẽ chốt danh sách cổ đông tham gia Đại hội, Đại hội dự kiến tổ chức ngày 24/4 tại TP.HCM. Trong đó, Nhựa Bình Minh vẫn chưa công bố kế hoạch kinh doanh trong năm tài chính 2025.
Về diễn biến cổ phiếu, trái với xu hướng phục hồi đầu năm của thị trường, cổ phiếu BMP lại có nhịp điều chỉnh khi mà từ ngày 8/1 đến ngày 13/3, cổ phiếu BMP đã giảm 12,2% từ 137.000 đồng về 120.300 đồng/cổ phiếu và vẫn tiếp tục xu hướng giảm.

-
ĐHĐCĐ FECON 2025: Tập trung vào dự án hạ tầng trọng điểm, nỗ lực bứt phá trong kỷ nguyên mới
-
Chứng khoán VIX lên kế hoạch lãi tham vọng 1.200 tỷ đồng trong năm 2025
-
Duy trì thế mạnh, Dược Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng năm 2025
-
Chủ tịch PSI chỉ ra 3 lợi thế, giữ tăng trưởng cao dù "chiếc áo" vốn chật chội
-
ĐHĐCĐ Vietcombank: Mục tiêu lợi nhuận thận trọng, thương vụ bán 6,5% vốn vẫn chờ nhà đầu tư -
Doanh thu Hodeco tăng 16% trong quý I/2025 lên 98,97 tỷ đồng -
TVS lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 18%, thực hiện 4 - 5 thương vụ đầu tư tư nhân -
ĐHĐCĐ SIP: Ước tính lãi quý I/2025 đạt 402 tỷ đồng, tăng 55,87% -
ĐHĐCĐ FPT Retail: Ước tính doanh thu quý I/2025 đạt 11.670 tỷ đồng, tăng 29% -
ĐHĐCĐ Thép Nam Kim: Kế hoạch lãi 440 tỷ đồng và tiếp tục đầu tư nhà máy mới -
ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận 14.650 tỷ đồng, sẽ chia cổ tức nếu được cho phép
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế