-
Kỳ tích của Phi đội Quyết Thắng năm xưa -
Thủ đô chào đón Xuân Ất Tỵ văn minh, an toàn và hạnh phúc -
Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh: Nơi lưu giữ ký ức chiến thắng vĩ đại của dân tộc -
Người “hồi sinh“ di sản ca trù Thượng Mỗ -
Rưng rưng đón Tết nơi công trường -
Mỹ Tâm, Đan Trường, Noo Phước Thịnh sẽ tham gia liveshow Dốc Mộng mơ - Anh em kết đoàn 2025
Bức tranh có kích thước 50 x 60 cm, do nghệ nhân Lê Văn Nghĩa (61 tuổi, ở huyện Lấp Vò, Đồng Tháp) thực hiện. Ông Nghĩa cho biết thực hiện tác phẩm theo đề nghị của Tỉnh ủy Đồng Tháp để viếng anh hùng Nguyễn Văn Bảy - người qua đời hôm 22/9 ở tuổi 84.
Tranh anh hùng Nguyễn Văn Bảy bằng lá sen khô. |
Ông Nghĩa kể gia đình ông vốn dĩ nhiều năm làm tranh bằng vỏ tràm. Song với bức tranh về phi công Nguyễn Văn Bảy - người cùng quê, ông muốn dùng lá sen - loài cây đặc trưng của đất Đồng Tháp - để tưởng niệm anh hùng. Bình thường, ông mất từ năm ngày đến một tuần để hoàn thành một tác phẩm. Do yêu cầu gấp rút, ông huy động các con, dâu rể để phụ thực hiện tác phẩm. Bức tranh được làm từ 20-30 lá sen khô. Do ảnh gốc nhỏ, ông phải photo lớn rồi dùng tay xẻ từng mảnh lá, dán keo lại để tạo hình cho tác phẩm. "Khó nhất là công đoạn chọn màu sắc sao cho hài hòa và dùng tay tỉ mỉ xé để có những mẩu lá phù hợp nhất", ông Nghĩa nói.
Giống như nhiều người dân Đồng Tháp, ông Nghĩa biết danh anh hùng Nguyễn Văn Bảy từ lâu. "Nhà tôi và nhà ông gần nhau, thỉnh thoảng gặp là lai rai chén chú chén anh. Ông Bảy rất xởi lởi, dễ gần, được lòng bà con. Tôi là một người lính từng ra mặt trận từ năm 1982 đến năm 1989 và luôn ngưỡng mộ ông, người anh hùng dân tộc", nghệ nhân cho biết.
Nhạc sĩ Quỳnh Hợp - tác giả bài Về Đồng Tháp, ca khúc viết về anh hùng Nguyễn Văn Bảy - xúc động khi ngắm bức tranh. "Xin tiễn biệt người anh hùng chân đất. Một huyền thoại của lòng quả cảm với đức tính giản dị, khiêm nhường. Một đại diện tiêu biểu của thế hệ phi công kiêu hãnh của quân đội nhân dân Việt Nam", chị bày tỏ trên trang cá nhân.
Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy ở quê nhà Đồng Tháp năm 2018. Ảnh: Thành Nguyễn. |
Ông Bảy tên thật là Nguyễn Văn Hoa, là con thứ bảy trong gia đình 10 người con. Do người Nam Bộ hay gọi theo thứ tự nên cái tên Nguyễn Văn Bảy dần thành tên chính. Ông là một trong 19 phi công Việt Nam đạt đẳng cấp ACE - danh hiệu có từ chiến tranh thế giới thứ hai dành cho những phi công lái máy bay quân sự có số lần bắn hạ máy bay đối phương đạt con số từ 5 trở lên.
Trong hai năm 1966-1967, ông Bảy bắn rơi 7 máy bay Mỹ (2 chiếc F-105, 5 chiếc F-4) và được phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Ông sau đó làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 937, Phó tư lệnh Sư đoàn 372, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Không quân. Năm 1975, ông Bảy là một trong những người tiếp quản sân bay Cần Thơ, tham gia điều hành sân bay Tân Sơn Nhất, Biên Hòa. Sau khi nghỉ hưu năm 1990, ông Bảy về quê nhà ấp Hậu Thành, xã Tân Dương, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) trồng rau, nuôi cá, sống cuộc đời bình dị.
-
Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh: Nơi lưu giữ ký ức chiến thắng vĩ đại của dân tộc -
Người “hồi sinh“ di sản ca trù Thượng Mỗ -
Rưng rưng đón Tết nơi công trường -
Mỹ Tâm, Đan Trường, Noo Phước Thịnh sẽ tham gia liveshow Dốc Mộng mơ - Anh em kết đoàn 2025 -
Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam: Kỹ sư của những đường cong tuyệt mỹ -
Khám phá một số làng nghề Hà Nội dịp Tết Nguyên đán -
[Ảnh] Người dân tấp nập đi lễ Thăng Long tứ trấn dịp đầu xuân Ất Tỵ 2025
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết