Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 11 tháng 01 năm 2025,

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV
Chặn hàng hóa nước ngoài đội lốt xuất xứ Việt Nam
- 06/11/2019 21:41
 
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, việc tham gia nhiều FTA tạo cơ hội lớn cho hàng hóa xuất khẩu nhưng không tránh khỏi tình trạng hàng nước ngoài "đội lốt" hàng Việt, nhưng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành trong đó có Bộ Công Thương khẩn trương xử lý tình trạng này,.

Tại phiên chất vấn chiều 6/11, bên cạnh các vấn đề về phát triển năng lượng (điện mặt trời, đưa điện về nông thôn), quản lý thị trường, công nghiệp hỗ trợ, người đứng đầu ngành Công Thương nhận nhiều câu hỏi liên quan đến xuất xứ hàng hóa.

Trước câu hỏi của Đại biểu Phương Thị Thanh (Bắc Kan) vê tình trạng doanh nghiệp lợi dụng nhãn mác hàng Việt Nam để truyền tải bất hợp pháp hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc xuất khẩu đi các nước khác đã được cảnh báo từ lâu nhưng chậm được phát hiện và xử lý, Bộ trưởng Công Thương cho biết: "Việt Nam đang hội nhập rất sâu rộng với thế giới và thông qua hàng loạt các hiệp định thương mại do đã có các ưu đãi về thuế quan trong việc xuất khẩu hàng hóa sang các nước đối tác đang tạo lợi thế cho hàng Việt  thâm nhập thị trường so với các quốc gia khác".

Cụ thể, Hàng loạt những quốc gia đã ký kết, từ các nước trong AFTA của ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand cũng như các giao dịch thương mại tự do CPTPP đã có hiệu lực và Hiệp định EVFTA sắp tới có hiệu lực sẽ mang lại những cơ hội cho hàng hóa trong nước tăng trưởng về xuất khẩu cũng như năng lực cạnh tranh cho sản phẩm sang các nước này.

"Tuy nhiên, với những ưu đãi thuế quan và những điều kiện khác trong tiếp cận thị trường cũng đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy các sản phẩm đội lốt xuất xứ hàng hóa của Việt Nam để tranh thủ các ưu đãi về thuế quan trong xuất khẩu sang các thị trường đối tác", Bộ trưởng nêu thực trạng.

Nhưng, ngay từ những năm 2016-2017, Bộ Công Thương và Chính phủ đã nhận thức rõ những thách thức và những nguy cơ này.

Thực tế, như thông tin vừa rồi liên quan đến vụ xuất khẩu của một doanh nghiệp đầu tư về nhôm tại Bà Rịa - Vũng Tàu và sử dụng nguyên liệu là nhôm đùn và các loại nhôm thành phẩm khác, để nhôm định hình khác để tiếp tục có sản phẩm xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu đi là một thực tế và báo cáo với Quốc hội ngay từ thời điểm đó và Bộ Công Thương cũng đã báo cáo Chính phủ và tổ chức những đoàn đi kiểm tra trên thực tế các hoạt động của những doanh nghiệp này và đã có những báo cáo cụ thể trong lĩnh vực này.

Sau đó, Chính phủ đã có chỉ đạo cụ thể và giao cho Tổng cục Hải quan tiếp tục giám sát chặt chẽ, không cho phép lợi dụng xuất xứ của Việt Nam để thực hiện gian lận thương mại trong hoạt động thương mại quốc tế.

Đồng thời, hàng loạt các lĩnh vực khác trong thời gian vừa qua như là trong các sản phẩm về thiết bị điện tử, máy tính, các sản phẩm của dệt may, da dày và đặc biệt gỗ dán và các sản phẩm gỗ có những dấu hiệu để tranh thủ lợi dụng gian lận thương mại cũng như truyền tải bất hợp pháp để lẩn tránh các thuế Phòng vệ và thuế Phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ, EU và nhiều nước khác cũng đã được phát hiện.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ Công Thương đã có sự chủ động phối hợp và báo cáo với Chính phủ, đồng thời tiếp tục có chỉ đạo cho các bộ, ngành để cùng phối hợp, quản lý và xử lý những vấn đề này và đặc biệt Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan là cơ quan chịu trách nhiệm trong quản lý hoạt động về xuất khẩu hàng hóa và sử dụng các xuất xứ từ Việt Nam cũng như xuất xứ của nước nước khác và nhập khẩu vào Việt Nam đã có sự phối hợp chặt chẽ để thực hiện Đề án này..

Và mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua Quyết định 824, để phê duyệt Đề án về phòng vệ thương mại. Đặc biệt là tập trung đấu tranh những hành động gian lận xuất xứ thương mại và gian lận thương mại nói chung, trong đó là gồm 5 nhóm nhiệm vụ chính được giao cho các cơ quan chức năng, các bộ quản lý nhà nước: Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và dựa rất nhiều các địa phương để chúng ta đấu tranh có hiệu quả trong các hoạt động sử dụng gian lận xuất xứ Việt Nam cũng như truyền tải đầu tư bất hợp pháp.

"Chúng ta không chậm trễ và không để gây ra những tổn hại ảnh hưởng đến quan hệ chính thức của chúng ta đối với các đối tác. Tôi lấy ví dụ ngay trong quan hệ với Hoa Kỳ, là một khu vực mà có xuất khẩu của Việt Nam, xuất nhập khẩu tăng trưởng rất mạnh trong thời gian vừa qua và cũng có thực tế là rất dễ bị lợi dụng các gian lận xuất xứ. Vì, Hoa Kỳ áp dụng một cơ chế cho phép các doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ chứ không sử dụng xuất xứ, chứng nhận xuất xứ của các cơ quan chức năng của nước xuất khẩu", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Chính vì vậy, mặc dù có tăng trưởng rất cao ở thị trường Hoa Kỳ nhưng theo thông tin từ người đứng đầu ngành công Thương, đến nay, Việt Nam cơ bản vẫn giữ được quan hệ tốt, thuận lợi và có hiệu quả trong hợp tác với Hoa Kỳ và Việt Nam đang tiếp tục song phương để phối hợp với Hoa Kỳ, cũng như là với các đối tác khác. Liên minh châu Âu cũng như các nước khác để thực thi các biện pháp và chống gian lận thương mại. 



  

Ngành gỗ thận trọng với gian lận xuất xứ
Trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung tiếp diễn, sự chuyển dịch đơn hàng, chuyển dịch đầu tư trong ngành gỗ từ Trung Quốc sang Việt Nam có...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư