
-
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát không để tình trạng “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”
-
"Không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách, xây dựng pháp luật"
-
Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân
-
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68 -
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật
![]() |
Chất lượng toa xe, dịch vụ của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây |
Sáng 20/1, Tổng công ty Đường sắt VN -VNR đã tổ chức triển khai nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2018. Năm nay, VNR đạt mục tiêu đạt sản lượng và doanh thu tăng 8% trở lên so với năm 2017, trong đó lợi nhuận sau thuế đạt 158 tỷ đồng.
Năm ngoái, VNR đạt sản lượng 8.030 tỷ đồng, doanh thu đạt 8.172 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 154 tỷ đồng - là năm có kết quả kinh doanh tốt nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Đặc biệt, sau nhiều năm sa sút, thất thế trong cuộc cạnh tranh với các phương thức vận tải khác như đường bộ, hàng không, sản lượng vận tải trong năm 2017 của VNR đã đạt 7.262 triệu TKm, bằng 109,3% so với cùng kỳ; doanh thu đạt 3.884 tỷ đồng bằng 108,1% so với cùng kỳ.
Tính đến cuối năm 2017, tổng số lao động của Tổng công ty là 26.546 người, bằng 96,6% so vói cùng kỳ. Mức thu nhập bình quân dự kiến của người lao động của Công ty Mẹ đạt 8,1 triệu đồng/người/tháng; các công ty chi phối đạt 7 triệu đồng/người/tháng.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông đánh giá, kết quả kinh doanh này cho thấy, VNR đã chặn được đà suy thoái, tụt dốc diễn ra trong nhiều năm trở lại đây.
“Đường sắt đã dần lấy lại vị thế trên cơ sở thay đổi tư duy sản xuất kinh doanh gắn chặt hơn với thị trường, đặc biệt là trong vận tải hàng hóa”, ông Đông nói.
Dấu ấn thay đổi rõ nhất của VNR diễn ra vào cuối năm 2017 khi đơn vị này khai trương 6 đoàn tàu thế hệ mới chạy tuyến Thống Nhất.
Đây là sản phẩm ưu tú hợp nhất của 4 ngành cơ khí: đường sắt, hàng không, công nghiệp tàu thủy và công nghiệp ô tô. Ông Vũ Tá Tùng, Tổng giám đốc VNR cho biết, 90 toa xe thuộc các đoàn tàu này được đóng bằng công nghệ và vật liệu cao cấp, trong đó mỗi chi tiết, vật dụng và trang thiết bị trên tầu đều tính đến sự thoải mái tối đa cho hành khách.
Cùng với đưa toa xe đóng mới ra vận dụng, bắt đầu từ ngày 10/1/2018, VNR phục vụ suất ăn hàng không miễn phí trên 6 đoàn tàu chất lượng cao này. Đây là một trong các dịch vụ mới mà đường sắt phối hợp với Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) thực hiện. Cụ thể, các suất ăn hàng không phục vụ trên tàu được chế biến sẵn tại xưởng, đóng hộp, bao kín hoàn toàn và việc kiểm soát chất lượng cũng như bảo quản theo quy trình chặt chẽ như suất ăn đang cấp lên máy bay.
Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV VNR, có hai giải pháp đột phá mà đường sắt triển khai quyết liệt trong năm 2017 thể hiện rất rõ tư duy thị trường mà lãnh đạo đơn vị này đang theo đuổi. Theo đó, thay vì ưu tiên tập trung chạy tàu tuyến ga Hà Nội – Sài Gòn để né phải đối đầu trực diện với hàng không giá rẻ, VNR sẽ ưu tiên giờ đẹp, hành trình chạy tàu hợp lý cho các khu đoạn có mật độ hành khách lớn, cự ly trung bình như Sài Gòn – Nha Trang; Sài Gòn – Phan Thiết; Sài Gòn – Đà Nẵng – Huế; Hà Nội – Vinh; Hà Nội – Huế – Đà Nẵng.
Trong công tác thiết kế, đóng mới toa xe, thay vì “đóng để có bao nhiêu khách”, VNR chuyển sang “đóng để đón được bao nhiêu khách lên tàu”, chú trọng tới sự tiện nghi, chất lượng đoàn tàu.
“Chúng tôi cố gắng cung cấp những dịch vụ xã hội cần, khách hàng cần, chứ không phải cung cấp dịch vụ mà đường sắt có. Vì thế, mọi công tác từ điều hành, tổ chức dịch vụ phải hướng về khách hàng, phải đặt mình vào khách hàng xem họ cần gì”, ông Minh cho biết.
Ngoài việc tiếp tục triển khai các dự án đóng các đoàn tàu thế hệ mới, năm 2018, VNR sẽ hợp tác với SASCO làm mới ga Sài Gòn và xã hội hoá đầu tư việc cải tạo ga Hàng Cỏ theo hướng hiện đại, tiện nghi với hành khách. VNR cũng sẽ phối hợp với các bộ, ngành để được phân bổ 7.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng vốn đầu tư công trung hạn 2016-2020 để đầu tư nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng đường sắt đối vơi tuyến Bắc Nam.

-
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
Chuẩn bị các điều kiện, triển khai nhanh các dự án phục vụ Hội nghị APEC 2027 tại Phú Quốc
-
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát không để tình trạng “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”
-
"Không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách, xây dựng pháp luật"
-
Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân -
Việt Nam có thể biến thách thức thành cơ hội để phục hồi bền vững -
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68 -
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật -
Quốc hội điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách cho các nhiệm vụ cấp bách -
Tổ chức Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh -
Quốc hội chốt chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, có hiệu lực ngay
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới