
-
Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm nếu buông lỏng quản lý vũ khí, vật liệu nổ
-
Thu hồi gần 260 tỷ đồng và 140.000 USD trong vụ án tại Tập đoàn Thuận An
-
Bắt Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục vụ kẹo rau củ Kera
-
Vi phạm tại hàng loạt gói thầu, Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh bỏ trốn
-
Bộ Công an đang tiếp nhận hồ sơ vụ cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức -
Bà Trương Mỹ Lan đề nghị SCB cung cấp lại số liệu để toà làm rõ vụ án
![]() |
Cuộc chiến thầm lặng của các chiến sỹ cảnh sát trong công cuộc phòng chống tội phạm công nghệ cao. Ảnh: ST |
“Bạn không thể kiểm soát được mối quan hệ của người thân trước một xã hội đầy những cạm bẫy? Bạn đã từng thuê thám tử và gặp không ít những phiền hà như chi phí cao, bị làm lộ những thông tin bạn không muốn, thậm chí bị tống tiền ngược lại với những người thân của bạn… Chỉ cần thông qua chiếc điện thoại di động khi bạn đăng ký với chúng tôi bạn có thể thỏa mãn mọi nhu cầu về thông tin như: người ấy đang ở đâu, người ấy đã gửi và nhận tin nhắn với nội dung gì, đã trò chuyện qua điện thoại với ai…”. Đây là trích dẫn từ một phần nội dung quảng cáo của Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng (tầng 4, tòa nhà 110, Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã được tung công khai trên mạng Internet.
Ẩn sau lời quảng cáo tưởng như vô hại đó, hoạt động bất hợp pháp của công ty này chỉ bị phát hiện, khi PC50 Công an Hà Nội phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tiến hành thanh kiểm tra hoạt động của công ty này.
Quá trình thanh, kiểm tra, khai thác dữ liệu máy chủ của Công ty Việt Hồng cho thấy, từ tháng 6/2013, Công ty phát triển, cung cấp dịch vụ phần mềm có chức năng giám sát điện thoại di động bao gồm 2 gói: Gói dành cho cá nhân (Ptracker) và gói dành cho doanh nghiệp (PtrackerERP). Các phần mềm này chỉ hỗ trợ hệ điều hành Android.
Qua đấu tranh với các đối tượng, thì được biết rằng, khi người dùng có nhu cầu, Công ty Việt Hồng sẽ cho cài phần mềm và dùng thử trong vòng 24 tiếng. Người dùng lấy điện thoại cần giám sát tải theo địa chỉ trên trang web của Công ty Việt Hồng hoặc soạn tin nhắn cú pháp DV gửi đến đầu số 8189 để lấy đường link tải phần mềm về rồi tự cài đặt, sau đó hệ thống sẽ trả về tên truy cập là 7 số cuối của IMEI điện thoại cần giám sát. Tất cả các dữ liệu như danh bạ, tin nhắn, thậm chí, âm thanh xung quanh điện thoại cũng được lưu lại và đẩy lên máy chủ của Công ty Việt Hồng chỉ trong vòng 5-10 phút. Ngoài ra, người dùng phần mềm giám sát này có thể dùng điện thoại bất kỳ kiểm tra xem phần mềm có đang hoạt động hay không, bật tắt 3G, hoặc khởi động lại phần mềm.
Theo thông tin từ PC50, qua khai thác các thông tin trên máy chủ của Công ty Việt Hồng cho thấy, người dùng phần mềm giám sát Ptracker đa phần có quan hệ thân thiết như như vợ - chồng, bố mẹ - con cái hoặc trong nội bộ cùng làm việc… có điều kiện tiếp cận, sử dụng điện thoại của người cần giám sát trong một thời gian ngắn là có thể cài đặt phần mềm với mục đích quản lý, theo dõi, nắm quyền kiểm soát thông tin trên điện thoại. Theo đó, trong máy chủ của Công ty Việt Hồng còn lưu giữ 1.440 tài khoản đã bị cài đặt phần mềm này, trong đó hiện có khoảng 600 tài khoản còn thời hạn sử dụng phần mềm.
Đại diện cơ quan cảnh sát cho biết, có thể nhiều người sau khi dùng thử phần mềm giám sát Ptracker đã từ chối không tiếp tục sử dụng phần mềm này nữa, nhưng do họ đã soạn tin nhắn tải phần mềm này về cài đặt trên điện thoại cần giám sát, nên toàn bộ thông tin của điện thoại này đã được lưu giữ tại máy chủ của Công ty Việt Hồng. Vì thế, có những người dùng điện thoại đã bị mất quyền kiểm soát điện thoại của mình mà không hề hay biết. Đó chính là lý do những thông tin cá nhân đã bị chiếm quyền kiểm soát và có thể được sử dụng vào mục đích mong muốn của người đang có quyền kiểm soát. Xét trên góc độ luật pháp, hành vi đó đã vi phạm các quy định của pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, như việc việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân; vi phạm nghiêm trọng quyền bí mật đời tư (quyền bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín);...
Đáng chú ý, không chỉ có Công ty Việt Hồng, mà hành vi trục lợi từ việc chiếm quyền kiểm soát thiết bị cá nhân của công dân đang có những diễn biến phức tạp. Bởi cũng trong khoảng thời gian trên, Công an Hà Nội còn phát hiện, bắt quả tang Lê Viết Tám, một “đại lý” kinh doanh phần mềm gián điệp trên điện thoại Mspy có các tính năng giống như phần mềm Ptracker khi đang thực hiện hành vi giao dịch mua bán, cài đặt phần mềm giám sát này cho khách hàng.
Lê Viêt Tám khai nhận đầu năm 2012, do nảy sinh ý định giám sát vợ nên Tám nên mạng tìm kiếm phần mềm có tính năng giám sát. Sau đó, Tám liên hệ với người quản trị trang web Mspy.bis để xin được làm đại lý kinh doanh sản phẩm này trên mạng. Qua kiểm tra tài khoản admin.mspy.biz của Tám đã xác định có 877 tài khoản người dùng Mspy, trong đó có 741 người dùng ở chế độ đang hoạt động.
Chắc chắn những hành vi trên chắc chắn sẽ được xử lý theo pháp luật, nhưng có thể thấy, bằng những hình thức khác nhau, có thể là công khai, có thể là bí mật, các chiến sỹ công công an vẫn hàng ngày, bằng mọi cách đã và đang đảm bảo cho mỗi người dân có một cuộc sống bình yên.

-
Bộ Công an đang tiếp nhận hồ sơ vụ cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức -
Bà Trương Mỹ Lan đề nghị SCB cung cấp lại số liệu để toà làm rõ vụ án -
Cẩn trọng "sập bẫy" chào bán nhà giá rẻ -
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý lừa đảo trên không gian mạng -
Bà Trương Mỹ Lan xin được giảm nhẹ “nhiều nhất” có thể -
Kế toán Cục Thi hành án dân sự TP. Huế bị cáo buộc tham ô tiền tỷ -
Chuyển động mới tại dự án Roxana Plaza sau khi có kết luận thanh tra
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort