-
Quốc hội đồng ý lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa -
Đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm hiểu hoạt động tại Khu chế xuất Tân Thuận TP.HCM -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn”
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) chất vấn Chánh án Nguyễn Hoà Bình. |
Sáng 20/3, chất vấn Chánh án Toà án Nhân dân tối cao Nguyễn Hoà Bình, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng), Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội đã nêu vấn đề liên quan đến tài sản nhà nước trong các bản án với ba câu hỏi.
Một, việc xác định thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra dựa vào giá trị tài sản tại thời điểm phạm tội hay tại thời điểm khởi tố?
Hai, vì sao tòa xử nơi thì căn cứ giá trị tài sản tại thời điểm bị cáo thực hiện hành vi phạm tội, nơi thì căn cứ giá trị tài sản tại thời điểm khởi tố để xác định trách nhiệm hình sự của bị cáo?
Ba, để xảy ra tình trạng bất nhất như vậy, trách nhiệm của Chánh án như thế nào, giải pháp thời gian tới là gì?.
Bà Thuý cũng đồng thời chuyển câu 1, câu 3 đến Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí - người trả lời chất vấn chiều cùng ngày.
Trả lời đại biểu Thuý, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói, theo quy định của luật hiện hành cũng như nguyên tắc khoa học pháp lý, hậu quả của các vụ án được xác định tại thời điểm xảy ra phạm tội.
"Tất cả tình tiết khách quan, động cơ, mục đích, hành vi và ngay cả thủ đoạn cũng phải được tính ở cùng thời điểm. Nếu tính hậu quả hành vi vi phạm ở thời điểm khác thì không đảm bảo tính khoa học", ông Bình hồi âm.
Chánh án lấy ví dụ, nếu như một lô đất trong vụ án, năm nay, phát hiện khởi tố giá 100 tỷ đồng, năm ngoái phát hiện thì giá 50 tỷ đồng, sang năm phát hiện thì giá 200 tỷ đồng. Do đó, việc xác định hậu quả tại thời điểm phát hiện sẽ tùy nghi, không công bằng và khoa học.
Trước đây, do nhận thức nên có tình trạng này, ông Bình lý giải thực tế đại biểu Thuý nêu tại chất vấn.
"Ví dụ, ở thời điểm các anh ấy vi phạm dự án, giá đất dự án chỉ 100 tỷ, nhưng tại thời điểm phát hiện thì giá đất lên 200 tỷ, mà chúng ta xác định thiệt hại vụ án 100 tỷ thì có vẻ quy mô vụ án giảm đi so với giá hiện hành. Trước đây có nhận định như vậy", ông Bình nói thêm.
Chánh án cũng thông tin, theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, năm 2022, Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao đã ban hành nghị quyết hướng dẫn về vấn đề này. Theo đó, tất các vụ án đều lấy thời điểm xảy ra hành vi phạm tội làm căn cứ xác định giá trị tài sản để tính giá trị thiệt hại trong các vụ án.
Tuy nhiên, việc thu hồi tài sản, theo Chánh án, không chỉ thu giá trị tài sản tại thời điểm xảy ra hành vi phạm tội mà thu toàn bộ giá trị của tài sản ở thời điểm thi hành án.
"Chẳng hạn, giá trị của dự án ở thời điểm thi hành án là 100 tỷ ta thu 100 tỷ, nó là 300 tỷ ở thời điểm thi hành án ta thu toàn bộ 300 tỷ, chứ không thu 100 tỷ theo giá trị thiệt hại ở thời điểm phạm tội. Cho nên, tài sản của Nhà nước không bị thất thoát", ông Bình giải thích.
Dùng quyền tranh luận, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy "nhắc" Chánh án chưa trả lời về phần trách nhiệm.
Đại biểu Thuý dẫn chứng 2 bản án gồm: bản án hình sự phúc thẩm 158 ngày 15/5/2020 liên quan đến 3 tài sản đất đai nhà nước được tính theo giá đất tại thời điểm khởi tố; bản án hình sự phúc thẩm ngày 29/11/2021 về khu đất 8 - 12 Lê Duẩn (quận1, TP.HCM) lại xác định thiệt hại tại thời điểm các bị cáo phạm tội.
Theo bà Thúy, với vụ án khu đất 8 - 12 Lê Duẩn, nếu xác định thiệt hại tại thời điểm khởi tố thì giá trị thiệt hại là 1.927 tỷ đồng, còn nếu tại thời điểm phạm tội chỉ có 252 tỷ đồng. Như vậy chênh lệch trên 1.600 tỷ đồng.
Đại biểu Thuý đề nghị Chánh án cho biết ông có kháng nghị bản án để xử theo đúng quy định pháp luật hay không?
Tiếp tục trả lời đại biểu, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, về các bản án cụ thể, do ông không có tài liệu trong tay nên chưa thể trả lời đại biểu ngay nhưng sẽ kiểm tra cụ thể để trả lời đại biểu.
"Từ năm 2022, sau khi ban hành nghị quyết hướng dẫn thì chúng tôi đều xác định thời điểm tính giá trị thiệt hại là thời điểm phạm tội chứ không phải thời điểm khởi tố", ông Bình hồi âm đại biểu.
-
Chính phủ đề xuất luật hóa tài sản số, phát triển công nghiệp bán dẫn -
Ông Hà Sỹ Đồng được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn”
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024