-
Tài chính linh hoạt, tổ ấm trong tầm tay cùng Eximbank -
ACB đạt hơn 21.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Mua trái phiếu phát hành ra công chúng của nhà băng, nhà đầu tư cần lưu ý rủi ro nào? -
Petrovietnam và PVcomBank lần thứ hai liên tiếp cùng Hà Nội tổ chức trình diễn ánh sáng nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long” -
Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
BAOVIET Bank 2024: Tăng trưởng ổn định, đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững
Đứa trẻ nào cũng thích chơi hơn thích học. Còn cha mẹ nào cũng muốn con “thích học”. Bản thân mong muốn này thực sự là một áp lực đặt lên vai trẻ. Nhiều trường hợp trẻ mới vào lớp 1 đã bị khủng hoảng ngay từ giai đoạn trước khi nhập học. Vì cha mẹ kỳ vọng vào con quá nhiều khiến đứa trẻ chưa đi học đã có cảm giác sắp phải leo qua 1 ngọn núi quá cao.
Chuyên gia giáo dục, diễn giả thường xuyên trong chuyên mục dạy con của Café Sáng với VTV3, nhà báo, nhà viết sách – Hoàng Anh Tú |
Nhiều cha mẹ có lối tư duy khác, có vẻ là không ép nhưng thật ra vẫn là “hơi ép ép”, rằng ban đầu cứ bắt trẻ vào nếp đã, tạo thành thói quen rồi trẻ sẽ tự giác học, lúc đó tự dưng cảm thấy “thích học” ngay thôi. Tuy nhiên cách làm này sẽ tạo ra những đứa trẻ sợ cha mẹ, chịu học nhưng là học theo kiểu đối phó. Những đứa trẻ cá tính mạnh hơn sẽ phản ứng tự vệ, chống trả lại cha mẹ một cách ngấm ngầm. Chỉ một số ít những đứa trẻ “dập thành khuôn” được nhưng cha mẹ sẽ phải hứng chịu một đứa trẻ không có lập trường, chính kiến.
Đừng ép trẻ học, hãy để trẻ thích học |
Vấn đề chúng ta cần nhìn nhận ở đây là làm thế nào để trẻ thích học, coi việc học như việc của bản thân mình, chứ ko phải học vì sợ mẹ buồn bố đánh. Nhiều người còn dạy con theo cách “bố mẹ đi làm kiếm tiền vất vả để con đi học”, không không, đây lại càng là suy nghĩ sai lầm! Có 3 nguyên tắc cần lưu ý khi cha mẹ muốn trẻ thích học:
- Làm cho con hiểu rõ mục đích của học tập là gì.
- Con có trách nhiệm với việc học của mình chứ không phải cha mẹ.
- Cha mẹ luôn kiên nhẫn và tạo động lực cho con chứ không tạo áp lực cho con.
Ngoài ra, để môi trường ở nhà và ở lớp không tạo ra quá nhiều khác biệt cho trẻ trong quá trình học tập, bố mẹ hãy ghi nhớ những điều sau:
Nói với con: “chúng ta là 1 team”
Đừng để những lo lắng trong bạn khiến con bạn căng thẳng theo. Đừng đẩy con sang phía đối diện bạn. Đừng đặt ra bất cứ một “trả giá” nào. Khi bố mẹ và con cái cùng một team, chúng ta sẽ có sức mạnh đồng thuận, sự đồng lòng, sẵn sàng của con.
Hãy truyền cảm hứng, đừng kiểm soát!
Bạn sẽ là người truyền cảm hứng cho con chứ không phải ai khác. Truyền cảm hứng rất khác với việc kiểm soát. “Nào chúng ta cùng học” sẽ khác với “Con học bài chưa? Sao giờ này còn chưa làm bài”. Kiểm soát sẽ thành lực kéo - Truyền cảm hứng sẽ là lực đẩy.
Trao cho con trách nhiệm
Hãy dạy con về trách nhiệm. Trách nhiệm với những gì con đã làm - không làm hay cả những gì con chưa muốn làm. Hãy gắn nó với những hình phạt một cách nghiêm khắc. Hãy phạt con vì sự thiếu trách nhiệm chứ không phải vì không nghe lời cha mẹ. Bởi cuộc đời của trẻ ở phía trước sẽ thất bại hoàn toàn nếu trẻ vô trách nhiệm ngay từ bé.
Bạn nên dần dần thay việc "nào chúng ta cùng học” thành ko hỏi han gì con việc bài tập về nhà nữa, mà coi đó là việc của con với cô giáo. Mặt khác, bạn sẽ phối hợp với cô để con không thể ko làm bài tập mà thoát được
Đối thoại và Để tâm
Hãy trò chuyện với trẻ. Lắng nghe lời con cái. Để “đọc vị” chúng. Lắng nghe bằng sự tôn trọng con ở mức cao nhất. Luôn giữ câu hỏi trong đầu “Con mình cần tạo động lực cho những gì?” “Con mình thực sự đang mong muốn điều gì?” Rồi tìm câu trả lời trong chính những chia sẻ của con. Và sau đó, đừng đẩy con vào hướng bạn cho là đúng đắn. Hãy khơi gợi và giúp con tự phát hiện ra con đường đó, khích lệ con lựa chọn con đường đó.
Làm thế nào để trẻ thích học, tự có trách nhiệm với việc học của mình? Phụ huynh sẽ tìm được câu trả lời trong chuỗi talk show chủ đề “Đừng ép trẻ học, hãy giúp trẻ thích học” giữa chuyên gia Hoàng Anh Tú và các giám đốc đào tạo cấp cao của Apollo English.
Chuỗi sự kiện diễn ra từ 7/9 – 15/9/2019 tại Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM và Đà Nẵng.
Chi tiết tham khảo thêm tại:
https://www.facebook.com/ApolloEnglish.Junior/
-
Tài chính linh hoạt, tổ ấm trong tầm tay cùng Eximbank -
ACB đạt hơn 21.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Mua trái phiếu phát hành ra công chúng của nhà băng, nhà đầu tư cần lưu ý rủi ro nào? -
Petrovietnam và PVcomBank lần thứ hai liên tiếp cùng Hà Nội tổ chức trình diễn ánh sáng nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long”
-
Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
BAOVIET Bank 2024: Tăng trưởng ổn định, đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững -
CBBank đổi tên thành Ngân hàng Ngoại thương Công nghệ số (VCBNeo) -
Cẩn trọng với bẫy “đổi tiền lẻ, tiền mới” dịp Tết -
Tín dụng bán lẻ sẽ phục hồi mạnh mẽ -
Đồng meme $TRUMP rớt giá một nửa sau ngày ông Trump nhậm chức -
Dòng tiền trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu trong năm 2025
-
1 Chấp nhận kết quả nghiệm thu Bến số 5, 6 cảng Lạch Huyện trị giá 8.951 tỷ đồng -
2 Tăng trưởng kinh tế 2025 có ẩn số nằm ở xuất khẩu -
3 Kích hoạt thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư -
4 Chính sách kinh tế của ông Donald Trump sẽ ảnh hướng tới kinh tế vĩ mô của Việt Nam ra sao? -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/1
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt
- Thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng luật với Kế toán Apolo
- Concentrix Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa