
-
VietBank báo lãi quý I/2025 gấp 3,4 lần so với cùng kỳ nhờ thu nhập từ lãi tăng
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng
-
Giá vàng thế giới có phiên giảm thứ ba liên tiếp
-
Ông Nguyễn Cảnh Anh tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam -
"Mở lối tương lai": Sacombank đồng hành phát triển giao thông xanh, thông minh
Những hạn chế, yếu kém đó có thể kể đến như, nguồn vốn, dư nợ tín dụng tăng trưởng chậm, nợ quá hạn liên tục tăng cao, chiếm tới 4,11% tổng dư nợ, gấp gần 2,1 lần tỷ lệ nợ quá hạn bình quân chung toàn hệ thống; lãi tồn đọng chiếm 1/3 lãi tồn đọng của Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP) trong cả nước; cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa thực sự nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong chỉ đạo triển khai chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ;
Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nhận dịch vụ ủy thác, Tổ tiết kiệm và vay vốn ở nhiều nơi chưa thực hiện tốt trách nhiệm trong quản lý vốn vay; người dân sử dụng vốn vay manh mún, kém hiệu quả, chưa ý thức được nguyên tắc tín dụng “có vay - có trả”, tư tưởng bao cấp, trông chờ ỷ lại vào chính sách của Nhà nước còn hiện hữu.
Tín hiệu tích cực sau 5 năm thực hiện Đề án
Đề án với những giải pháp đồng bộ đã tạo nên “cú hích” giúp cho chất lượng tín dụng chính sách xã hội vùng đồng bằng Sông Cửu Long có những chuyển biến tích cực sau 5 năm tổ chức thực hiện.
![]() |
Trong giai đoạn 2012 - 2016, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho trên 2.350 nghìn lượt người nghèo và các đối tượng chính sách trong khu vực Tây Nam Bộ có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh. |
Đến ngày 31/12/2016, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách vùng Tây Nam Bộ đạt 27.838 tỷ đồng, với trên 2.062 nghìn người nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, tăng 10.918 tỷ đồng (+64,5%) so với cuối năm 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2012 - 2016 của toàn khu vực là 10,5%, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung toàn quốc 1,8%.
Chất lượng tín dụng trong vùng được cải thiện. Đến hết năm 2016, tổng nợ quá hạn của các tỉnh trong khu vực là 224.542 triệu đồng, chiếm 0,81% tổng dư nợ, giảm 410.224 triệu đồng (giảm 3,3%) so với thời điểm xây dựng Đề án, tất cả 13/13 tỉnh, thành phố trong vùng đều giảm nợ quá hạn.
Công tác thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn để tạo lập nguồn vốn cho vay quay vòng được chú trọng thực hiện. Giai đoạn 2012 - 2016 doanh số cho vay đạt 33.393 tỷ đồng; doanh số thu nợ đạt 22.225 tỷ đồng (bằng 66,5% doanh số cho vay, tăng 17,5% so với giai đoạn trước khi thực hiện Đề án).
Tổ tiết kiệm và vay vốn được rà soát, củng cố, kiện toàn và hoạt động dần đi vào nề nếp. Đến 31/12/2016, toàn vùng có 39.593 Tổ tiết kiệm và vay vốn, giảm 2.259 Tổ so thời điểm bắt đầu thực hiện Đề án. Trong đó có 29.135 Tổ xếp loại tốt (chiếm 73,5%), tăng 13.208 tổ so thời điểm bắt đầu thực hiện Đề án; Tổ yếu kém còn 1.186 Tổ (chiếm 3%), giảm 798 tổ.
Điểm nổi bật trong giai đoạn 2012 - 2016 là hiệu quả việc tham mưu tổ chức thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội góp phần thay đổi sâu sắc nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong khu vực về tín dụng chính sách, về hoạt động củaNgân hàng chính sách xã hội . Cùng với sự vào cuộc sâu sát, quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện tín dụng chính sách xã hội, chính quyền các tỉnh, thành phố trong khu vực đã quan tâm hỗ trợ Ngân hàng chính sách xã hội về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác, cân đối nguồn vốn ủy thác cho Ngân hàng chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn cho vay.
Nguồn vốn ủy thác địa phương đã tăng thêm 453 tỷ đồng (tăng 93,8% so với trước khi có Chỉ thị 40-CT/TW), đưa tổng nguồn vốn ủy thác địa phương đến nay đạt 936,5 tỷ đồng. Điển hình một số tỉnh, thành phố: Đồng Tháp (208,4 tỷ đồng); Cần Thơ (121,2 tỷ đồng); Long An (99,6 tỷ đồng); An Giang (100 tỷ đồng); Trà Vinh (99 tỷ đồng); Cà Mau (61 tỷ đồng); Sóc Trăng (54,7 tỷ đồng); Kiên Giang (49,6 tỷ đồng)...
Thông qua việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, hoạt động của VBSP đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn giai đoạn 2012 - 2016 tại khu vực Tây Nam Bộ từ 10% (năm 2012) xuống còn 8,46% (năm 2016) theo tiêu chí nghèo đa chiều; đồng thời giảm số lượng xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn từ 153 xã, 10 tỉnh (năm 2013) xuống còn 93 xã, 8 tỉnh (năm 2016).
Nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2016 - 2020
Giai đoạn 2016 - 2020, VBSP xác định nhiệm vụ trọng tâm đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội vùng Tây Nam Bộ là phát triển theo hướng ổn định, bền vững, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Theo đó:
Phấn đấu 100% hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu và đủ điều kiện đều được vay vốn các chương trình tín dụng chính sách và tiếp cận các dịch vụ khác do Ngân hàng chính sách xã hội cung cấp.
Đến năm 2020, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tại khu vực Tây Nam Bộ đạt 41.000 tỷ đồng, tăng 13.000 tỷ đồng (+46%) so với thực hiện năm 2016, tăng trưởng bình quân khoảng 10%/năm;
Tỷ lệ nợ quá hạn duy trì ở mức mức dưới 1%/tổng dư nợ, hàng năm giảm ít nhất 15% số lãi tồn đọng; trên 70% số Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động tốt, không có Tổ hoạt động yếu kém; Tăng số dư tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn tối thiểu đạt 10% mỗi năm...
Để đạt được mục tiêu trên, Ngân hàng chính sách xã hội tiếp tục bám sát chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, các Bộ, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp vùng Tây Nam Bộ đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội; chủ động tham mưu cho Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, Quyết định số 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 852/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng chính sách xã hội giai đoạn 2011 - 2020.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, cấp ủy, chính quyền các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp để tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trong khu vực; nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ Tiết kiệm và vay vốn; duy trì, tổ chức thực hiện hiệu quả hoạt động giao dịch tại Điểm giao dịch xã; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát huy vai trò giám sát của người dân trong quá trình thực thi tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn; thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về tín dụng chính sách, đến các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.

-
Ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam -
"Mở lối tương lai": Sacombank đồng hành phát triển giao thông xanh, thông minh -
Eximbank ra mắt HĐQT nhiệm kỳ 2025 - 2030, dời trụ sở từ TP.HCM ra Hà Nội -
90 doanh nghiệp chậm trả gốc, lãi trái phiếu -
Lợi nhuận trước thuế quý I/2025 của ABBank tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ -
Vikki Digital Bank - kết nối nhịp sống số cùng TP.HCM rực rỡ đại lễ 50 năm -
Vàng miếng SJC tăng 1,3 triệu/lượng khi vàng thế giới vượt mốc 3.300 USD/ounce
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025