
-
Vay tiêu dùng- cách người dân và tổ chức tài chính cùng góp phần phục hồi kinh tế
-
ĐHĐCĐ KienlongBank: Thông qua phương án niêm yết cổ phiếu vào quý IV/2025
-
Vàng quốc tế và trong nước đều giảm, giá vàng SJC còn 120 triệu đồng/lượng
-
Chủ tịch Dương Công Minh: Sacombank không mua lại Công ty Chứng khoán SBS
-
CEO Sacombank: Ngân hàng đang tích cực xử lý 32,5% cổ phần của ông Trầm Bê -
NCB ra mắt thẻ Visa phiên bản giới hạn, chào mừng 50 năm thống nhất Đất nước
![]() |
Singapore sẽ thu hút thêm nhiều tài sản trong những năm tới. Ảnh: AFP |
Trong báo cáo Tài sản Toàn cầu 2017 vừa công bố, BCG cho biết năm ngoái, tài sản tài chính tư nhân toàn cầu đã tăng 5,3% lên hơn 166.500 tỷ USD. Tốc độ này cao hơn năm ngoái, chủ yếu nhờ kinh tế tăng tốc và thị trường chứng khoán nhiều nơi trên khởi sắc. Số liệu được BCG tính toán bằng các tài sản hộ gia đình, như bảo hiểm nhân thọ, lương hưu, tiền mặt, cổ phiếu hay trái phiếu.
Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng tài sản lớn nhất thế giới, với 9,5% lên 38.400 tỷ USD. Dù vậy, nếu tính tổng, Bắc Mỹ vẫn đứng đầu với 55.700 tỷ USD. Xếp sau là Tây Âu với 40.500 tỷ USD.
Trong những năm tới, các trung tâm tài chính châu Á - Singapore và Hong Kong - được dự báo thu hút nhiều tiền từ nước ngoài hơn đối thủ châu Âu là Thụy Sĩ. BCG cho rằng việc này sẽ giúp châu Á - Thái Bình Dương vượt Bắc Mỹ, thành khu vực giàu có nhất thế giới năm 2019.
"Tại châu Á - Thái Bình Dương, động lực chính là các khoản tiền tiết kiệm mới", BCG cho biết. Trong đó, Trung Quốc là nguồn tài sản lớn nhất của khu vực này, đóng góp gần 12 tỷ USD doanh thu cho các ngân hàng tư nhân.
Tài sản nước ngoài tại hai nền kinh tế này ước tính tăng lần lượt 8% và 7% mỗi năm cho đến 2021. Tốc độ này cao gấp đôi so với Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, tính về tổng tài sản, Thụy Sĩ vẫn giữ danh hiệu trung tâm quản lý tài sản nước ngoài của thế giới. Năm 2016, nước này nắm giữ 2.400 tỷ USD, cao hơn so với 1.200 tỷ USD tại Singapore và 800 tỷ USD tại Hong Kong, BCG cho biết.
"Hong Kong và Singapore sẽ vẫn là các điểm thu hút tài sản nước ngoài tăng mạnh nhất thế giới. Do vị thế của họ ngày càng cải thiện nhờ sức tăng trưởng mạnh của châu Á - Thái Bình Dương", báo cáo giải thích. Dù vậy, việc Trung Quốc hạn chế phần nào dòng vốn rời khỏi nước này có thể sẽ làm giảm sức tăng trong ngắn hạn.

-
Vay tiêu dùng- cách người dân và tổ chức tài chính cùng góp phần phục hồi kinh tế
-
ĐHĐCĐ KienlongBank: Thông qua phương án niêm yết cổ phiếu vào quý IV/2025
-
Vàng quốc tế và trong nước đều giảm, giá vàng SJC còn 120 triệu đồng/lượng
-
Chủ tịch Dương Công Minh: Sacombank không mua lại Công ty Chứng khoán SBS
-
CEO Sacombank: Ngân hàng đang tích cực xử lý 32,5% cổ phần của ông Trầm Bê -
Ngân hàng bất ngờ bổ sung tờ trình chia cổ tức ở phút cuối -
NCB ra mắt thẻ Visa phiên bản giới hạn, chào mừng 50 năm thống nhất Đất nước -
Cho vay đặc biệt lãi suất 0%: Chuyển quyền “quyết” sang NHNN và bài học từ sự cố tại SCB -
TS. Nguyễn Thị Phương Thảo: Số tiền cổ đông tăng 4,4 lần kể từ khi HDBank IPO -
ĐHĐCĐ TPBank: Mục tiêu lợi nhuận tham vọng, Chủ tịch trả lời thẳng thắn loạt vấn đề nóng -
Tỷ giá USD tiếp tục chạm trần, vàng miếng SJC neo cao quanh mốc 121 triệu đồng/lượng
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)