-
Khám phá giải pháp AIoT và 5G vượt trội nhất tại MobiFone AIoT Day 2024 -
Đà Nẵng thu hút 4 doanh nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn -
Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam -
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn -
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững -
Data sóng sánh, học tiếng Anh cực nhanh với các gói cước dài kỳ của MobiFone
Sở dĩ có nhận định này vì theo quan sát, tại sự kiện Đại hội thế giới di động (MWC) ở Barcelona vừa qua, nhiều người đã rất ngạc nhiên khi hầu như không ai truy cập các dịch vụ Internet di động 4G.
Vì sao Barcelona, một thành phố lớn thứ 2 ở Tây Ban Nha và đăng cai tổ chức sự kiện lớn của ngành công nghiệp di động mà lại thiếu 4G? Trong bài diễn văn tại MWC, CEO Vittorio Colao của Vodafone, cho biết châu Âu chỉ chiếm có 6% các kết nối 4G LTE của thế giới. Còn CEO César Alierta của Telefónica thì cho biết chỉ 17% thuê bao di động châu Âu có smartphone. Các nhà mạng châu Âu cũng thừa nhận họ đang tụt hậu về việc triển khai công nghệ 4G và tỷ lệ thâm nhập 4G so với thế giới vì những chính sách quản lý giá rất chặt chẽ đối với nhà mạng nhưng lại hầu như chưa có chính sách nào để điều tiết các dịch vụ OTT. Vì thế các nhà mạng châu Âu cho rằng, nói một cách dễ hiểu thì chính phủ không khuyến khích các khoản đầu tư mới vào cơ sở hạ tầng như 4G.
Theo các nhà phân tích, dựa trên lịch sử ngành công nghiệp viễn thông, việc quản lý theo hướng kìm kẹp các dịch vụ OTT (hay những công nghệ mới) thực sự rất khó. Tuy nhiên, các nhà mạng châu Âu lại sẵn sàng tiếp nhận các chính sách quản lý mới và xem đó như một phương tiện để cải thiện tình hình kinh doanh của họ và tạo ra một “mối quan hệ cân bằng” với những công ty cung cấp dịch vụ OTT.
Các dịch vụ OTT được cho là một nguyên nhân khiến doanh thu các nhà mạng châu Âu sụt giảm.
Doanh thu giảm sút càng ủng hộ sự lựa chọn “chống đối OTT” của họ hơn. Trong quý 4/2012, doanh thu hàng năm tại châu Âu của Vodafone giảm trung bình 7,6%. Còn doanh thu của Telefonica giảm 6,5%, doanh thu của nhà mạng Deutsche Telekom giảm 4% và của Orange giảm 5,7% tại Pháp và giảm 1,7% trên tổng doanh thu toàn cầu.
Các nhà mạng đã đổ lỗi cho chính sách quản lý giá và sự cạnh tranh của các dịch vụ OTT “tự do”, chưa được kiểm soát đã gây ra sự sụt giảm trên. Tại châu Âu, các nhà mạng tính cước phí gọi nội mạng, trong nước tương đối thấp, vì họ chủ yếu dựa vào nguồn doanh thu các cuộc gọi ngoại mạng và phí chuyển vùng. Mô hình kinh doanh này vẫn rất ổn định cho đến năm 2009, khi Uỷ ban châu Âu (EC) quyết định quản lý phí chuyển vùng và phí gọi ngoại mạng.
Chính sách quản lý của EC có thể đã khiến các loại phí chuyển vùng và gọi ngoại mạng giảm, nhưng họ cũng không khuyến khích triển khai 4G tại châu Âu. Cách quản lý giá đã hạn chế doanh thu của nhà mạng nếu họ đầu tư vào cơ sở hạ tầng 4G, nhưng lại không ảnh hưởng đến các nhà cung cấp dịch vụ OTT – những hãng có mô hình kinh doanh có thể tận dụng bất kỳ khoản đầu tư hạ tầng nào mà nhà mạng bỏ tiền ra. Rene Obermann, CEO của Deutsche Telekom, đã miêu tả lợi ích của chính sách quản lý bất đối xứng của EC với các dịch vụ OTT là: “You invest – We take the profit” (tạm dịch: Người này đầu tư – người kia hưởng lợi). Nói cụ thể hơn, thì chính sách quản lý của EC khiến doanh thu nhà mạng sụt giảm, nên phần nào khiến họ không nhiệt tình đầu tư vào mạng lưới 4G. Hơn nữa, vì không quản lý các dịch vụ OTT, nên nếu nhà mạng bỏ tiền ra đầu tư vào 4G, OTT cũng hưởng lợi theo mà lại không bị mất đồng nào.
Trong nhiều năm liền các nhà mạng châu Âu đã kêu gọi EC ngừng quản lý giá. Năm ngoái, sau khi EC mở rộng các chính sách quản lý giá, các nhà mạng châu Âu đã “tìm ra chân lý mới”, đó là: nếu họ không thể thuyết phục thành công chính phủ giải phóng họ khỏi những áp đặt mức giá, tại sao lại không thay đổi sân chơi bằng cách theo đuổi những chính sách quản lý tương tự với các dịch vụ OTT?
Theo đó, các nhà mạng thúc giục EC phải áp dụng những chính sách không phân biệt đối xử với nhà mạng, và phải có biện pháp quản lý OTT, vì cách quản lý thả lỏng của EC đối với các công ty OTT là “về lâu về dài sẽ gây bất ổn”.
Hiện tại, Uỷ ban châu Âu vẫn chưa có chính sách rõ ràng với các nhà cung cấp dịch vụ OTT. Trong khi đó, như đã nói, các nhà mạng châu Âu vẫn thúc giục và yêu cầu EC “không thiên vị” các nhà cung cấp dịch vụ OTT, và cần phải có biện pháp quản lý các dịch vụ này. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích độc lập, thị trường tự do là cách tốt nhất để các nhà mạng châu Âu phát triển và các chính phủ châu Âu đạt được mục tiêu 4G. Song câu hỏi đặt ra là, liệu các nhà mạng châu Âu có sống sót được đến khi EC nhận ra điều đó.
Bảo Bình
ICTnews
-
Đà Nẵng thu hút 4 doanh nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn -
Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam -
Galaxy S25 Ultra lộ diện mô hình mẫu: Thiết kế mềm mại, công nghệ tiên tiến -
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn -
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững -
iPhone 17 Air: Hành trình chạm tới độ mỏng đỉnh cao -
Bất ngờ mất điện diện rộng mà đèn vẫn sáng, máy tính vẫn chạy nhờ thiết bị này
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024