
-
Yahoo muốn mua lại Chrome nếu Google buộc phải bán
-
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu giai đoạn 2025 - 2026
-
Roche lên kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD để tạo ra hơn 12.000 việc làm tại Mỹ
-
Tổng thống Trump chỉ trích Chủ tịch Fed, Phố Wall hứng tổn thất lớn
-
Dữ liệu kinh tế vĩ mô ổn định, Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản -
Hàn Quốc đề xuất ngân sách bổ sung 8,5 tỷ USD nhằm bình ổn giá, hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt
![]() |
Hệ thống đường ống của Trạm trung chuyển khí đốt OGE ở Werne, miền Tây Đức ngày 24/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN |
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 20/3 đã đề xuất các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) gia hạn 1 năm biện pháp khẩn cấp đang được áp dụng nhằm giảm nhu cầu sử dụng khí đốt để giúp châu Âu vượt qua mùa Đông tới khi nguồn cung khí đốt từ Nga trở nên khan hiếm.
Châu Âu đã vượt qua mùa Đông vừa qua nhưng EC cho rằng các nước EU nên gia hạn việc giảm 15% nhu cầu sử dụng khí đốt so với mức tiêu thụ trung bình trong giai đoạn 2017 - 2022 từ tháng 4 năm nay tới đến tháng 3/2024. Theo kế hoạch, biện pháp đang thực hiện sẽ hết hạn vào cuối tháng 3 này.
EC cho rằng việc tiếp tục giảm nhu cầu khí đốt là cần thiết nếu các quốc gia muốn lấp đầy 90% kho dự trữ khí đốt, mục tiêu mà các nước EU đã nhất trí hồi tháng 11/2022 để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt khí đốt vào mùa Đông vừa qua. Dự kiến, các Bộ trưởng Năng lượng EU sẽ thảo luận về mục tiêu này tại cuộc họp diễn ra tại Brussels (Bỉ) vào ngày 28/3 tới.
Trong thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng 1/2023, các nước EU đã giảm được 19% lượng khí đốt tiêu thụ nhờ một mùa Đông ấm áp bất thường vừa qua. Giá năng lượng tăng cũng hạn chế hoạt động sản xuất công nghiệp trong khi EU và chính phủ các nước khuyến nghị người tiêu dùng giảm tiêu thụ năng lượng.
Điều này đã giúp các kho dự trữ khí đốt của châu Âu cao hơn thường lệ dù sắp kết thúc mùa Đông. Triển vọng nguồn cung năng lượng cho châu Âu cũng ổn định hơn sau khi châu lục này mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng để nhập khẩu nhiên liệu từ các nguồn cung thay thế.
Mặc dù vậy, châu Âu vẫn có nguy cơ đối mặt với rủi ro như thời tiết lạnh giá hoặc nhu cầu khí đốt của Trung Quốc tăng lên cũng có thể làm giảm nguồn cung sẵn có.

-
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu giai đoạn 2025 - 2026 -
Tổng thống Mỹ Donal Trump hé lộ khả năng "giảm đáng kể" mức thuế quan với Trung Quốc -
Roche lên kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD để tạo ra hơn 12.000 việc làm tại Mỹ -
Tổng thống Trump chỉ trích Chủ tịch Fed, Phố Wall hứng tổn thất lớn -
Dữ liệu kinh tế vĩ mô ổn định, Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản -
Trung Quốc cảnh báo đáp trả các bên hưởng ứng lời kêu gọi cô lập Bắc Kinh -
Trung Quốc ra quy định mới với ô tô có tính năng lái tự động
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô