-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
. |
Cú hích quan trọng
Năm 2007, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) và ExxonMobil đã ký Thỏa thuận Nghiên cứu chung, làm cơ sở cho 3 bên ký kết Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí (PSC) đối với các lô ngoài khơi miền Trung Việt Nam vào ngày 30/6/2009.
Tiếp đó, mỏ khí Cá Voi Xanh được phát hiện và được tuyên bố thương mại vào tháng 8/2015.
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận Quy hoạch Lựa chọn địa điểm trung tâm khí điện miền Trung và phạm vi đầu tư dự án, tháng 9/2016, Bộ Công thương đã phê duyệt Kế hoạch Phát triển đại cương (ODP) gồm hệ thống khai thác ngoài khơi, đường ống dẫn khí vào bờ, nhà máy xử lý khí (GTP) và đường ống dẫn khí thương phẩm tới hộ tiêu thụ.
Dự án khí Cá Voi Xanh là dự án khí lớn nhất tại Việt Nam cho tới nay. Việc phát triển dự án này sẽ cung cấp nguồn khí quan trọng để ổn định và phát triển khu vực miền Trung cũng như khả năng bổ sung năng lượng cho miền Nam sau này, tạo đà cho phát triển công nghiệp hóa dầu, đồng thời tạo động lực phát triển các ngành công nghiệp địa phương, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, thêm động lực phát triển kinh tế địa phương và tạo nhiều việc làm cho khu vực.
Đại diện PVN cho hay, sau quá trình đàm phán, PVN, PVEP và ExxonMobil đã thống nhất ký Thỏa thuận khung Phát triển Dự án (PF HOA - Project Framework Heads of Agreement) và Thỏa thuận khung Hợp đồng Bán khí (GSA HOA- Gas Sales Agreement Heads of Agreement) Cá Voi Xanh.
Đánh giá cao nỗ lực của PVN và ExxonMobil trong việc đạt được những kết quả ban đầu trong thời gian qua, kể từ hợp đồng chia sản phẩm dầu khí được ký năm 2009 và hoàn tất Thỏa thuận khung Phát triển dự án và Thỏa thuận khung Hợp đồng bán khí Cá Voi Xanh, Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ khẳng định, Chính phủ và các bộ sẽ chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), PVN sớm đạt được thỏa thuận khung về hợp đồng mua bán điện và xác định chủ đầu tư các nhà máy điện đặt tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi), cũng như xem xét để có cơ chế hợp lý đối với đầu tư nhà máy điện sử dụng khí mỏ Cá Voi Xanh để bảo đảm phát triển đồng bộ chuỗi dự án.
Tăng tốc
Việc ký kết 2 thỏa thuận khung trên có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở để nhà thầu triển khai tối ưu hóa thiết kế sơ bộ (Pre-FEED) và thiết kế tổng thể dự án (FEED) nhằm triển khai Dự án với mục tiêu đạt dòng khí đầu tiên vào cuối năm 2023.
Các chuyên gia cũng cho hay, sau khi 2 thỏa thuận khung được ký kết, các bên sẽ tiếp tục tiến hành đàm phán về bảo lãnh Chính phủ (GGU) và các hợp đồng liên quan đến mua bán điện, phục vụ chuỗi dự án được triển khai thuận lợi.
Theo kế hoạch, trong giai đoạn đầu với sản lượng khai thác khoảng 7,2 tỷ m3 khí/năm, Dự án cung cấp đủ khí thô cho 4 nhà máy điện, với tổng công suất khoảng 3.000 MW. Bốn nhà máy điện này sẽ được chia đều và đặt tại Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) và Khu kinh tế Dung quất. Sản lượng khai thác trong giai đoạn mở rộng khoảng 8,8 tỷ m3 khí/năm, cung cấp đủ khí cho hóa dầu hoặc nhà máy điện thứ 5.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, ông Ngô Sơn Hải, Phó tổng giám đốc EVN cho biết, EVN đã đề nghị Chính phủ cho được làm chủ đầu tư 2 trong số 4 dự án điện sử dụng nguồn khí Cá Voi Xanh. Đây cũng là nguồn nhiên liệu sạch, giúp giảm bớt tỷ trọng sản lượng nhiệt điện than đang có chiều hướng gia tăng hiện nay.
Trước Dự án Cá Voi Xanh, Việt Nam đã phát triển thành công chuỗi dự án khí - điện - đạm tại khu vực Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa. Chuỗi dự án gồm khai thác khí tại mỏ 06.1 bể Nam Côn Sơn - đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn và các dự án điện trong Trung tâm Điện lực Phú Mỹ có quy mô khoảng 4.000 MW, cùng Nhà máy Đạm Phú Mỹ công suất 800.000 tấn/năm đã mang lại hiệu quả cao, đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế đất nước kể từ năm 2002.
-
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025