
-
Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp tăng cường đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam
-
Xây dựng hành lang pháp lý vững chắc cho các dự án hợp tác lớn Việt - Trung
-
Đưa khoa học công nghệ trở thành “điểm sáng” mới trong quan hệ Việt - Trung
-
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
-
Có thể phân cấp quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân theo quy mô -
Quảng Ninh tiếp tục hoàn thiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Được biết, công tác lựa chọn và ký kết cho 3 gói thầu cung cấp dịch vụ bảo dưỡng tổng thể đã hoàn thành.
Theo kế hoạch, năm 2014, Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ dừng vận hành vào khoảng đầu tháng 5 đến cuối tháng 6 để bảo dưỡng tổng thể theo định kỳ. Đây cũng là lần bảo dưỡng thứ 2 kể từ khi nhà máy đưa vào hoạt động hồi tháng 2/2009. Trong thời gian bảo dưỡng này, sản lượng xăng dầu sản xuất ra sẽ giảm khoảng 1 triệu tấn, dẫn tới doanh thu và các khoản nộp ngân sách nhà nước trong năm 2014 cũng sẽ giảm khoảng 15% so với năm 2013.
![]() | ||
Tổng chi phí cho bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lần đầu tiên (tháng 7/2011) là hơn 40 triệu USD |
Theo quy định hợp đồng với Tổ hợp nhà thầu Technip, sau hai năm vận hành (kể từ khi nhà máy cho ra dòng sản phẩm đầu tiên, ngày 22/2/2009), giữa tháng 7/2011, các chuyên gia đã tiến hành bảo dưỡng lần đầu công trình.
Trong lần bảo dưỡng thứ nhất, các nhà thầu và các kỹ sư Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã hoàn thành bảo dưỡng 697 thiết bị tĩnh của lò phản ứng, tháp tái sinh xúc tác, tháp chưng cất, bình chịu áp, thiết bị trao đổi nhiệt, lò đốt, bồn bể, trên 400 thiết bị quay, gần 6.000 thiết bị tự động hóa và hơn 1.700 thiết bị điện; hoàn thành 18 hạng mục nâng cấp, cải hoán và khắc phục 75 điểm tồn tại kỹ thuật.
Tổng chi phí cho bảo dưỡng tổng thể Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lần đầu tiên là hơn 40 triệu USD.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất có công suất 6,5 triệu tấn/năm, theo quyết toán hồi năm 2011 là 43.300 tỷ đồng. Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang đầu tư thêm phân xưởng thu hồi lưu huỳnh với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng.
Theo báo cáo của PVN, vốn chủ sở hữu của BSR ở thời điểm cuối năm 2013 là 26.561 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất sau thuế năm 2013 là 2.806 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2013 là 11,6%. Doanh thu đạt hơn 145.000 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 26.000 tỷ đồng.
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cũng đang tính toán phương án mở rộng, nâng quy mô hoạt động lên mức 10 triệu tấn/năm. Ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch BSR cho hay, để mở rộng công suất lên 10 triệu tấn/năm cần khoảng từ 1,5 - 2,5 tỷ USD, tùy theo cấu hình và công nghệ kỹ thuật. Đó là chưa kể thời gian cần từ 6 - 8 năm để hoàn tất.
Thanh Hương
-
Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp tăng cường đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam
-
Xây dựng hành lang pháp lý vững chắc cho các dự án hợp tác lớn Việt - Trung
-
Đưa khoa học công nghệ trở thành “điểm sáng” mới trong quan hệ Việt - Trung
-
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
-
Có thể phân cấp quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân theo quy mô -
Việt Nam đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình theo nghi thức cao nhất -
Quảng Ninh tiếp tục hoàn thiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã -
Bộ Công an: Đảm bảo an ninh cho Hội nghị P4G ở mức cao nhất -
EVN sẵn sàng phương án đảm bảo điện cho đại lễ 30/4 -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam -
Ba lý do đặt tên đơn vị hành chính cấp tỉnh mới thành lập là TP. Cần Thơ