-
“Xây Tết 2025” tặng quà cho công nhân tại Hưng Yên -
Hệ thống lưu trữ năng lượng tại Vinpearl đi vào vận hành -
Idemitsu, Sagri, Lasuco “bắt tay” làm dự án giảm phát thải Carbon đầu tiên tại Việt Nam -
Vicostone - 22 năm tiên phong phát triển xanh -
Cát Bà quy hoạch không gian biển để phát triển bền vững -
Xây dựng tương lai bền vững cho cộng đồng ven biển trước biến đổi khí hậu
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến tới các quận, huyện với 975 đại biểu tham dự.
Quang cảnh Hội nghị. |
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tăng 27 bậc
Báo cáo do Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải trình bày tại hội nghị cho thấy, sau 17 năm thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW, Hà Nội đã nỗ lực phấn đấu, vận dụng sáng tạo, tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Nghị quyết và đã đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện, có nhiều dấu ấn nổi bật trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội Thủ đô và đóng góp tích cực vào thành tựu chung của vùng ĐBSH và cả nước.
Theo đó, kinh tế duy trì phát triển và đạt mức tăng trưởng khá. Giai đoạn 2011 - 2020, tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tăng 6,83%/năm (gấp 1,15 lần mức tăng chung của cả nước). Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tiếp tục có sự cải thiện, từ mức 120,3 triệu đồng/người năm 2019 lên 128,2 triệu đồng/người năm 2021 (gấp 1,4 lần so với bình quân cả nước và 1,2 lần so với bình quân vùng).
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 106,0% dự toán và có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là 12,2%/năm. Tổng chi ngân sách địa phương là 752.932 tỷ đồng (đạt 96,0% dự toán) và có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là 13,1%/năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Thành phố năm 2021 đạt 411.261 tỷ đồng (bằng 40,8% so với tổng số vốn đầu tư toàn xã hội vùng, bằng 13,8% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội cả nước và tăng 2,3% so với năm 2008). Hết năm 2021, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đạt khoảng 326.000.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tăng 27 bậc (từ vị trí 36/63 năm 2011 lên vị trí 9/63 tỉnh, thành phố năm 2020 và tiếp tục nằm trong top 10 của năm 2021. Chỉ số Cải cách hành chính (PAR - INDEX) của TP luôn đứng ở top 10 tỉnh, thành phố cao nhất cả nước.
Về phát triển văn hóa - xã hội, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải cho biết, toàn Thành phố hiện có 88% số hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa và 72,5% số thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành tổng kiểm kê, đánh giá, phân loại di tích và bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể với 5.922 di tích và 1.793 di sản văn hóa phi vật thể.
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước về quy mô, mạng lưới trường lớp, chất lượng giáo dục mũi nhọn, về số học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn Quốc gia đạt 76,9%. Hệ thống các bệnh viện, cơ sở y tế được đầu tư nâng cấp. Hiện, Hà Nội quản lý 82 bệnh viện (tăng 27 cơ sở so với năm 2010). Thành phố đạt 13,7 bác sĩ/vạn dân; 27,5 giường bệnh/vạn dân. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế năm 2021 đạt 91,8%.
Để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, Hà Nội đề xuất, kiến nghị các cơ quan Trung ương tiếp tục quan tâm chỉ đạo các Bộ, ngành sớm xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan lập quy hoạch sớm hoàn thành và phê duyệt Quy hoạch vùng ĐBSH, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ngoài ra, đề nghị các bộ, ngành Trung ương tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, phối hợp với Hà Nội trong việc báo cáo rà soát, đánh giá các chính sách thi hành Luật Thủ đô, đề xuất các chính sách, cơ chế đặc thù để đưa vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đối với các địa phương trong vùng ĐBSH, đề nghị tiếp tục quan tâm tăng cường công tác phối hợp, trao đổi trong quy hoạch xây dựng và quy hoạch các ngành, lĩnh vực để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố trong vùng.
Chỉ chiếm 1% về diện tích, nhưng Hà Nội đóng góp trên 16% GDP của cả nước
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đánh giá cao kết quả thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW và Kết luận số 13-KL/TW của thành phố Hà Nội. Đồng chí Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Mặc dù chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,5% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp trên 16% GDP, 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa và 8,6% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước, ngày càng xứng đáng vai trò là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển đặc biệt quan trọng của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Để thực hiện nhiệm vụ tại Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2021-2030 là “Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn” và các quan điểm được đề ra tại Nghị quyết 15-NQ/TW là “phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước”, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho rằng Hà Nội cần tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của toàn Đảng bộ, hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô Hà Nội; làm cho tinh thần Nghị quyết thấm nhuần trong toàn Đảng bộ.
Hà Nội cũng cần khẩn trương hoàn thành Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Quy hoạch phải có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với quy hoạch chung của vùng đồng bằng sông Hồng, các quy hoạch quốc gia, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
“Nội dung quy hoạch phải đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển, nhất là đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ giữa các ngành trên địa bàn; phát triển hài hòa các quận, huyện; tổ chức không gian hợp lý về hệ thống kết cấu hạ tầng, hệ thống đô thị, nông thôn, các khu chức năng; phù hợp với khả năng cân đối, huy động về nguồn lực”, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh lưu ý.
Ông Trần Tuấn Anh cũng đề nghị Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển toàn diện kinh tế- xã hội. “Hà Nội cần là địa phương đi đầu trong xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử và xã hội số; về đổi mới sáng tạo, khai thác tốt hơn tiềm lực khoa học, công nghệ vào quá trình phát triển của Thành phố”, Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh.
Trên cơ sở phân vùng hiện nay, các cơ chế, chính sách phát triển vùng mà Chính phủ đã thời gian qua, ông Trần Tuấn Anh đề nghị Thành ủy đề xuất, gợi mở với Ban Chỉ đạo Nghị quyết số 54-NQ/TW về các kiến nghị về chức năng, nhiệm vụ chính từng địa phương trong vùng; về phương án phân vùng, tiểu vùng, thể chế điều phối vùng, cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng Đồng bằng sông Hồng để tăng cường liên kết vùng, khơi dậy khát vọng vươn lên mạnh mẽ của toàn vùng và từng địa phương.
Tiếp thu ý kiến của ông Trần Tuấn Anh và phát biểu kết thúc hội nghị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng khẳng định: Với đặc thù về vị trí cũng như vai trò của Thủ đô Hà Nội đối với khu vực Đồng bằng sông Hồng, với kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết trong thời gian qua, các nhiệm vụ, giải pháp và kiến nghị, đề xuất của Thành phố Hà Nội, Ban Thường vụ Thành ủy đề nghị Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án tổng kết nghiên cứu, tổng hợp vào Báo cáo tổng kết Nghị quyết 54 và tham mưu Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới về phát triển vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn tới.
"Nghị quyết mới nếu được ban hành, sẽ cùng với Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ là định hướng, cơ sở chính trị quan trọng cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh, bền vững, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết đại hội của các tỉnh, thành phố trong Vùng và cả nước", Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.
-
Vicostone - 22 năm tiên phong phát triển xanh -
Cát Bà quy hoạch không gian biển để phát triển bền vững -
Xây dựng tương lai bền vững cho cộng đồng ven biển trước biến đổi khí hậu -
Hà Nội thí điểm vùng phát thải thấp -
Dự án Bữa ăn học đường mở rộng đến những trường tiểu học chưa có bếp ăn -
Việt Nam cần trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển -
Thách thức lớn khi đẩy mạnh đầu tư phát triển xanh
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up