Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Chi hơn 1,1 tỷ USD nhập khẩu phân bón trong năm 2016
Thế Hoàng - 03/02/2017 11:06
 
Với sản lượng phân bón nhập khẩu về Việt Nam trong năm 2016 lên tới 4.153 triệu tấn, đã tiêu tốn khoản ngoại tệ hơn 1,1 tỷ USD.
Chi nhập khẩu phân bón trong năm 2016 tiêu tốn hơn 1,11 tỷ USD, giảm đáng kể so với giá trị nhập khẩu năm 2015 là 1,42 tỷ USD.
Chi nhập khẩu phân bón trong năm 2016 tiêu tốn hơn 1,11 tỷ USD, giảm đáng kể so với giá trị nhập khẩu năm 2015 là 1,42 tỷ USD.

Cục Hóa chất, Bộ Công Thương cho biết,  ngành sản xuất phân bón của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Từ chỗ phải nhập gần 60%, Việt Nam đã chủ động được nguồn cung urê, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, phát triển được những loại phân bón mới như DAP, kali. Các doanh nghiệp Việt đã đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao hàm lượng dinh dưỡng, chất lượng sản phẩm phân lân và phân NPK.

Các nhà máy sản xuất phân bón trong nước hiện có thể đáp ứng đủ nhu cầu phân urê, phân lân, phân NPK và hướng tới xuất khẩu một số sản phẩm. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn phải nhập khẩu hoàn toàn phân SA, kali và một phần phân DAP.

Nhu cầu tiêu thụ phân bón trong nước hiện vào khoảng 11 triệu tấn trong đó, phân vô cơ chiếm khoảng 90%. Theo các năm, nhu cầu tiêu thụ cũng có sự dao động đang kể ở mức 1,4 triệu tấn lân, 2,3 triệu tấn urê, gần 4 triệu tấn NPK. Các loại phân còn lại như DAP, kali, SA dao động ở mức 850-950 tấn.

Ngành phân bón trong nước hiện có khoảng 800 doanh nghiệp sản xuất phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ. Trong đó,  các đơn vị sản xuất phân bón quy mô lớn thuộc Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và một số doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (Phân bón Việt Nhật, Ba Con Cò...).

Bộ Công thương dự tính, chi nhập khẩu phân bón trong năm 2017 tương đương với năm 2016 ở mức 1,1 tỷ USD.
Doanh nghiệp tư nhân chiếm đa số trong các doanh nghiệp sản xuất phân bón, ngoại trừ một số cơ sở được đầu tư khá bài bản, hầu hết đều nhỏ lẻ, mức đầu tư thấp, sản xuất theo mùa vụ, công nghệ đơn giản, một số doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu về điều kiện sản xuất phân bón như trang thiết bị, nhà xưởng, phòng thử nghiệm phân tích chất lượng, yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, an toàn, môi trường.

Về phân bố địa lý, khu vực phía Nam chiếm khoảng 70% số lượng doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ cả nước, tập trung tại một số tỉnh Long An, Cần Thơ, Tiền Giang, An Giang và thành phố Hồ Chí Minh.

Việt Nam hiện nhập khẩu đồng thời cũng xuất khẩu một số loại phân bón sang các thị trường khu vực gồm Campuchia, Lào, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc và Nhật Bản...

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2015 tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân bón đạt 793.000 tấn, trị giá 280 triệu USD giảm 25,2% về lượng và trị giá so với năm 2014.

Xuất khẩu chưa đầy 300 triệu USD, nhưng nhập khẩu lại lên tới hơn 1,42 tỷ USD trong năm 2015. Cụ thể, tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng phân bón năm 2015 đạt 4,505 triệu tấn, trị giá 1,42 tỷ USD tăng 18,7% về lượng và 14,5% về trị giá so với năm 2014.

Còn 2016, xuất khẩu phân bón đạt 723.000 tấn, trị giá  210 triệu USD, giảm 25% so với năm trước, nhập khẩu tuy giảm 22% so với 2015 nhưng vẫn vượt 1,110 tỷ USD, với 4.153 triệu tấn. Riêng nhập khẩu Ure trong năm qua cũng lên tới 141 triệu USD.

Bộ Công thương dự tính, chi nhập khẩu phân bón trong năm 2017 tương đương với năm 2016 ở mức 1,1 tỷ USD.

Phân bón, xăng dầu sẽ bị siết chặt quản lý trong năm 2017
Phân bón và xăng dầu là 2 mặt hàng sẽ bị siết chặt quản lý trong năm 2017 nhằm giảm tình trạng bát nháo trên thị trường phân bón cũng như gian...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư