
-
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát không để tình trạng “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”
-
"Không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách, xây dựng pháp luật"
-
Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân
-
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68 -
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật
![]() |
Doanh nghiệp được hạ tiêu chí tiếp cận gói cho vay trả lương 16.000 tỷ đồng |
Gói 16.000 tỷ đồng chưa hề được giải ngân
Thông tin đưa ra tại buổi họp báo thường kỳ quý III/2020 diễn ra sáng nay (22/9), NHNN cho hay, hiện cả nước mới chỉ có 1 doanh nghiệp đủ điều kiện vay gói tín dụng 16.000 tỷ đồng. Theo phản ánh của các doanh nghiệp, điều kiện giải ngân quá khắt khe khiến doanh nghiệp chưa thể tiếp cận nguồn vốn vay này.
Trước đó, Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ đã quy định người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động 2012 trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 thì được vay không có tài sản bảo đảm tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc. Tổng số tiền tái cấp vốn tối đa 16.000 tỷ đồng với lãi suất tái cấp vốn là 0%/năm, lãi suất tái cấp vốn quá hạn là 0%/năm.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành đầy đủ cơ sở pháp lý, văn bản hướng dẫn thực hiện và đã sẵn sàng nguồn vốn 16.000 tỷ đồng để hỗ trợ Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay. Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ có 1 doanh nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt danh sách đủ điều kiện vay vốn, thế nhưng doanh nghiệp này đã tự cân đối nguồn trả lương cho người lao động mà không vay gói này. Như vậy, gói 16.000 tỷ này đến nay vẫn chưa được giải ngân cho doanh nghiệp nào.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nguyên nhân doanh nghiệp chưa chủ động lập hồ sơ vay vốn, xác nhận các chế độ hỗ trợ cho người lao động do e ngại việc chứng minh khó khăn tài chính có thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội, thì điều kiện để doanh nghiệp vay vốn bao gồm: có từ 20%, hoặc từ 30% người lao động trở lên đang tham gia BHXH bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên; đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động từ ngày 1/4 đến hết ngày 30/6; đang gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn để trả lương ngừng việc cho người lao động, đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương để trả lương cho người lao động ngừng việc; không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31/12/2019.
“Hiện nay, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang được giao đầu mối trình Chính phủ xem xét sửa một số điều kiện tại Nghị quyết 42 để tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn” – ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết.
Sẽ hạ tiêu chí gói vay 16.000 tỷ đồng
Liên quan đến nội dung trên, trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Đầu tư, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh cũng khẳng định, Bộ đang sửa đổi điều kiện tiếp cận gói vay 16.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp trả lương. Theo đó, Bộ đề nghị Chính phủ bỏ tiêu chí doanh nghiệp không có nguồn thu mới được vay.
“Doanh nghiệp chỉ cần giảm doanh thu và gặp khó khăn là sẽ được vay gói tín dụng 16.000 tỷ đồng này, không cần đến mức không có doanh thu”, Thứ trưởng khẳng định.
Lý giải việc đưa ra tiêu chí khắt khe khiến gói tín dụng 16.000 tỷ đồng không thể giải ngân, Thứ trưởng cho biết, thời điểm ban hành văn bản hướng dẫn triể khai gói tín dụng 16.000 tỷ đồng, Bộ phải cân nhắc đến khả năng chịu đựng của ngân sách, đề phòng sự trục lợi chính sách đồng thời cũng chưa biết khi nào dịch bệnh mới kết thúc. Tuy nhiên, hiện điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp đã tốt hơn, tác động của Covid 19 cũng rõ hơn nên sự điều chỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp là cần thiết.
Thông tin thêm về gói hỗ trợ an sinh 62.000 tỷ đồng đã triển khai, lãnh đạo Bộ LĐTB&XH cho hay, trong số này hỗ trợ bằng tiền mặt chỉ có 30.000 tỷ đồng, thực tế đã giải ngân hơn 25.000 tỷ đồng. Hơn 30.000 tỷ đồng còn lại là hỗ trợ gián tiếp, cho vay có điều kiện (ví dụ cho vay gói 16.000 tỷ đồng, cho vay hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo 6.000 tỷ đồng…).

-
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
Chuẩn bị các điều kiện, triển khai nhanh các dự án phục vụ Hội nghị APEC 2027 tại Phú Quốc
-
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát không để tình trạng “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”
-
"Không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách, xây dựng pháp luật"
-
Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân -
Việt Nam có thể biến thách thức thành cơ hội để phục hồi bền vững -
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68 -
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật -
Quốc hội điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách cho các nhiệm vụ cấp bách -
Tổ chức Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh -
Quốc hội chốt chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, có hiệu lực ngay
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới