
-
Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Azerbaijan
-
Không hiến định đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
-
Không để xảy ra tình trạng đứt gãy, gián đoạn trong việc thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công
-
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Kazakhstan lên Đối tác chiến lược
-
Nghiên cứu các phương án kết nối giao thông Hải Phòng – Hải Dương, hỗ trợ phương tiện, nhà ở -
Luật phải là “cao tốc Bắc Nam” của khoa học công nghệ, khơi thông mọi nguồn lực
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN |
Đây là mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ tháng 4/2011. Điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất tại Việt Nam đã liên tục được cải thiện trong vòng 21 tháng qua.
Các chuyên gia của HSBC cho biết, nhân tố chính dẫn đến sự cải thiện đáng kể của lĩnh vực sản xuất là mức tăng kỷ lục của số lượng đơn đặt hàng mới, mức tăng này chủ yếu phản ánh nhu cầu sản phẩm lớn hơn từ phía khách hàng. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tăng, mặc dù tốc độ tăng yếu hơn nhiều so với tổng số lượng đơn đặt hàng mới.
Khi nhu cầu của khách hàng tăng lên, các nhà sản xuất đã tăng sản lượng thêm tương ứng. Vì lý do này, sản lượng đã tăng tháng thứ 20 liên tục và với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử chỉ số.
Cũng theo chuyên gia của HSBC, các công ty đã có thể tăng sản lượng, một phần vì việc làm trong tháng 5 đã tăng tháng thứ hai liên tiếp. Việc làm đã tăng mạnh với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 1. Tuy nhiên, vẫn có bằng chứng về áp lực đối với năng lực sản xuất trong kỳ khảo sát mới nhất khi lượng công việc tồn đọng đã tăng lần đầu tiên trong 5 tháng. Các thành viên nhóm khảo sát cho rằng lượng công việc chưa thực hiện tăng lên chủ yếu là do số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh.
Ngoài ra, sau khi đã giảm trong suốt sáu tháng qua, chi phí đầu vào của các công ty trong ngành sản xuất của Việt Nam đã tăng trong tháng 5. Những người trả lời khảo sát cho rằng giá dầu và giá điện tăng, cùng với việc tiền đồng Việt Nam yếu hơn so với USD, là những nhân tố dẫn đến tăng chi phí đầu vào. Tuy nhiên, tốc độ lạm phát là tương đối nhẹ và các công ty tiếp tục hạ giá đầu ra vì áp lực cạnh tranh.
Yêu cầu về sản xuất tăng lên làm cho các nhà sản xuất phải tăng mua hàng hóa đầu vào. Hoạt động mua hàng đã tăng mạnh và với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử khảo sát. Hoạt động mua hàng đã làm tăng tồn kho hàng mua tháng thứ hai liên tiếp, với tốc độ tăng cũng là nhanh nhất trong hơn bốn năm thu thập dữ liệu.
Chuyên viên kinh tế cao cấp của Markit Economics Andrew Harker phân tích: “Nguyên nhân chính dẫn đến thành công mới đây của các công ty ở Việt Nam là khả năng của các công ty trong việc giành được các đơn đặt hàng mới trong một môi trường cạnh tranh và việc Ngân hàng Nhà nước giảm giá tiền đồng 1% so với USD đã trợ giúp cho các nỗ lực duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế. Mặc khác, một số công ty cho biết chi phí tăng do đồng tiền trong nước yếu hơn, dẫn đến tăng giá hàng hóa đầu vào lần đầu tiên trong thời kỳ bảy tháng.”.

-
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Kazakhstan lên Đối tác chiến lược -
Nghiên cứu các phương án kết nối giao thông Hải Phòng – Hải Dương, hỗ trợ phương tiện, nhà ở -
Luật phải là “cao tốc Bắc Nam” của khoa học công nghệ, khơi thông mọi nguồn lực -
Thủ tướng Australia mong muốn đẩy mạnh quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với Việt Nam -
Thủ tướng: Đàm phán thương mại với Hoa Kỳ trên tinh thần hài hòa lợi ích các bên -
Lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 trên ứng dụng VNeID -
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 của 63 tỉnh thành
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025